Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long
Số trang: 51
Loại file: pdf
Dung lượng: 3.19 MB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 trang bị cho người học những kiến thức về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp; doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp và kế hoạch hoá tài chính. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long CHƯƠNG 3: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm; - Giải thích được các loại thuế chủ yếu trong doanh nghiệp; - Tính được thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu nhập khẩu thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp và các loại thuế khác; - Lập được kế hoạch giá thành; - Làm được các bài tập tính các loại thuế chủ yếu cho doanh nghiệp, bài tập tính giá thành; - Nghiêm túc khi nghiên cứu; - Cẩn thận, chính xác trong luyện tập; - Tuân thủ theo đúng chế độ tài chính. 2. Nội dung: 2.1. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh Khái niệm Chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau: – Chi phí sản xuất là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó : Hao phí lao động sống: là toàn bộ tiền lương, tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động tham gia sản xuất tạo ra sản phẩm. Hao phí lao động vật hoá: là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Chi phí là những phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2. Nội dung chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nội dung gồm 3 khoản Chi phí của hoạt động kinh doanh Chi phí tài chính Chi phí khác 46 2.2. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 2.2.1.1.Phân loại theo yếu tố chi phí ( theo nội dung kinh tế ) của chi phí sản xuất Theo qui định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia ra làm 7 yếu tố: Nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ…sử dụng vào sản xuất kinh doanh ( có loại trừ giá trị vật liệu không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ không đặt ra khái niệm vật liệu chính do đặc trưng của các ngành này không phải sản xuất ra các sản phẩm hữu hình cụ thể. Nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ ( trừ số không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Tiền lương và các khoản phụ cấp của cán bộ công nhân viên: Phản ánh tổng số tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên toàn doanh nghiệp. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn tính theo tỷ lệ quy định. Khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả các tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ hạch toán. Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. Chi phí bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên, dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân loại theo cách này còn là cơ sở để cân đối, lập các kế hoạch với nhau như kế hoạch lao động và tiền lương, kế hoạch cung ứng vật tư … là cơ sở tính toán, xác định nhu cầu tiêu hao vật chất của doanh nghiệp. 2.2.1.2.Phân loại theo hoạt động kinh doanh Căn cứ vào sự tham gia của chi phí vào hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn bộ chi phí được chia ra làm ba loại: Chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí hoạt động tài chính. Chi phí hoạt động bất thường. Việc phân loại theo hoạt động kinh doanh này giúp cho việc phân định chi phí được chính xác, phục vụ kịp thời cho việc tính giá thành, xác định được chi phí và kết quả của từng loại hoạt động kinh doanh đúng đắn cũng như việc lập báo cáo tài chính nhanh chóng, kịp thời 2.2.1.3 Phân loại theo cách ứng xử của chi phí 47 Khi đó chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: Chi phí bất biến: là những chi phí không thay đổi về tổng khối lượng sản phẩm, công việc thay đổi nhưng chi phí cho một đơn vị thay đổi khi khối lượng công việc, sản phẩm thay đổi. Chi phí khả biến: là những chi phí thay đổi về tổng số khi khối lượng sản phẩm, công việc thay đổi như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…Tuy nhiên chi phí này tính cho một đơn vị khối lượng sản phẩm, công việc không thay đổi khi khối lượng công việc, sản lượng thay đổi. 2.2.1.4. Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách này, chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí trực tiếp : là những chi phí từ bản thân chúng có quan hệ trực tiếp với quá trình sản xuất kinh doanh và có thể chuyển trực tiếp cho sản phẩm, dịch vụ hay các đối tượng chịu chi phí. Chi phí gián tiếp: là chi phí chung có liên quan đến nhiều đối tựơng công việc khác nhau, do đó phải phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức phân bổ phù hợp. 2.2.1.5. Phân loại theo công dụng kinh tế của chi phí hay phân theo khoản mục chi phí trong giá thành Theo cách phân loại này, căn cứ theo ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành và để tiện cho việc giá thành, toàn bộ chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dựa theo công dụng của chi phí, địa điểm phát sinh của chi phí, nơi gánh chịu chi phí và mức phân bổ chi phí theo từng đối tượng. Cũng như cách phân loại theo yếu tố, số lượng khoản mục chi phí trong giá thành tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ quản lý và hạch toán ở mỗi nước, mỗi thời kỳ khác nhau 2.2.2. Giá th ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long CHƯƠNG 3: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm; - Giải thích được các loại thuế chủ yếu trong doanh nghiệp; - Tính được thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu nhập khẩu thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp và các loại thuế khác; - Lập được kế hoạch giá thành; - Làm được các bài tập tính các loại thuế chủ yếu cho doanh nghiệp, bài tập tính giá thành; - Nghiêm túc khi nghiên cứu; - Cẩn thận, chính xác trong luyện tập; - Tuân thủ theo đúng chế độ tài chính. 2. Nội dung: 2.1. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh Khái niệm Chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau: – Chi phí sản xuất là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó : Hao phí lao động sống: là toàn bộ tiền lương, tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động tham gia sản xuất tạo ra sản phẩm. Hao phí lao động vật hoá: là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Chi phí là những phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2. Nội dung chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nội dung gồm 3 khoản Chi phí của hoạt động kinh doanh Chi phí tài chính Chi phí khác 46 2.2. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 2.2.1.1.Phân loại theo yếu tố chi phí ( theo nội dung kinh tế ) của chi phí sản xuất Theo qui định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia ra làm 7 yếu tố: Nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ…sử dụng vào sản xuất kinh doanh ( có loại trừ giá trị vật liệu không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ không đặt ra khái niệm vật liệu chính do đặc trưng của các ngành này không phải sản xuất ra các sản phẩm hữu hình cụ thể. Nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ ( trừ số không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Tiền lương và các khoản phụ cấp của cán bộ công nhân viên: Phản ánh tổng số tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên toàn doanh nghiệp. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn tính theo tỷ lệ quy định. Khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả các tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ hạch toán. Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. Chi phí bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên, dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân loại theo cách này còn là cơ sở để cân đối, lập các kế hoạch với nhau như kế hoạch lao động và tiền lương, kế hoạch cung ứng vật tư … là cơ sở tính toán, xác định nhu cầu tiêu hao vật chất của doanh nghiệp. 2.2.1.2.Phân loại theo hoạt động kinh doanh Căn cứ vào sự tham gia của chi phí vào hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn bộ chi phí được chia ra làm ba loại: Chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí hoạt động tài chính. Chi phí hoạt động bất thường. Việc phân loại theo hoạt động kinh doanh này giúp cho việc phân định chi phí được chính xác, phục vụ kịp thời cho việc tính giá thành, xác định được chi phí và kết quả của từng loại hoạt động kinh doanh đúng đắn cũng như việc lập báo cáo tài chính nhanh chóng, kịp thời 2.2.1.3 Phân loại theo cách ứng xử của chi phí 47 Khi đó chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: Chi phí bất biến: là những chi phí không thay đổi về tổng khối lượng sản phẩm, công việc thay đổi nhưng chi phí cho một đơn vị thay đổi khi khối lượng công việc, sản phẩm thay đổi. Chi phí khả biến: là những chi phí thay đổi về tổng số khi khối lượng sản phẩm, công việc thay đổi như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…Tuy nhiên chi phí này tính cho một đơn vị khối lượng sản phẩm, công việc không thay đổi khi khối lượng công việc, sản lượng thay đổi. 2.2.1.4. Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách này, chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí trực tiếp : là những chi phí từ bản thân chúng có quan hệ trực tiếp với quá trình sản xuất kinh doanh và có thể chuyển trực tiếp cho sản phẩm, dịch vụ hay các đối tượng chịu chi phí. Chi phí gián tiếp: là chi phí chung có liên quan đến nhiều đối tựơng công việc khác nhau, do đó phải phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức phân bổ phù hợp. 2.2.1.5. Phân loại theo công dụng kinh tế của chi phí hay phân theo khoản mục chi phí trong giá thành Theo cách phân loại này, căn cứ theo ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành và để tiện cho việc giá thành, toàn bộ chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dựa theo công dụng của chi phí, địa điểm phát sinh của chi phí, nơi gánh chịu chi phí và mức phân bổ chi phí theo từng đối tượng. Cũng như cách phân loại theo yếu tố, số lượng khoản mục chi phí trong giá thành tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ quản lý và hạch toán ở mỗi nước, mỗi thời kỳ khác nhau 2.2.2. Giá th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp Kế toán doanh nghiệp Chi phí sản xuất kinh doanh Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Kế hoạch hoá tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 772 21 0 -
18 trang 462 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 439 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 422 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 383 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 371 10 0 -
3 trang 305 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 292 0 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 286 0 0 -
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 273 1 0