Danh mục

Giáo trình Tài chính học

Số trang: 249      Loại file: doc      Dung lượng: 1.08 MB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với kết cấu nội dung gồm 6 chương, giáo trình "Tài chính học" giới thiệu đến các bạn những nội dung những vấn đề cơ bản về tài chính, ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, bảo hiểm trong nền kinh tế,... Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn đang học chuyên ngành Tài chính ngân hàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tài chính học  LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình tài chính học được biên soạn những vấn đề  lý thuyết và  thực tiễn mới về  tài chính của kinh tế  thị  trường trong nước và quốc tế  để  người học và người đọc dễ hình dung những vấn đề tài chính của nền kinh tế  Việt Nam đang trong quá trình phát triển, mở cửa và hội nhập.  Giáo trình tài chính học được biên soạn nhằm cung cấp những vấn đề  lý luận cơ bản về tài chính, hệ thống tài chính, thị trường tài chính và những   nội dung chủ yếu ở các lĩnh vực khác nhau của hoạt động tài chính như: Ngân  sách nhà nước, bảo hiểm, tín dụng, tài chính doanh nghiệp, tài chính quốc tế.   Qua đó giúp cho người học và người đọc có phương pháp tiếp cận dễ  dàng  về vấn đề  lý thuyết và thực tiễn mới về tài chính của nền kinh tế thị trường   ở  Việt Nam đang trong quá trình phát triển, mở  cửa và hội nhập. Đồng thời   giúp cho người học có nền tảng kiến thức cơ sở để tiếp cận học các môn học  thuộc chuyên ngành kinh tế.  Do đó, Tập thể  tác giả  đã tiến hành biên soạn “ Giáo trình tài chính   học”, nhằm phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo của  Trường Cao đẳng Kinh tế  ­ Kế  hoạch Đà Nẵng là phục vụ  chủ  yếu cho   giảng dạy của giáo viên và việc học tập của sinh viên trong trường. Giáo trình tài chính học có 6 chương. Tham gia trực tiếp biên soạn các  chương gồm có: NCS. Ths. Nguyễn Văn Huỳnh biên soạn chương 3 và chương 4 NCS.Ths. Nguyễn Thị Quỳnh Nhi biên soạn chương 1 và chương 2 TS. Nguyễn Thị Thu Đông biên soạn chương 5 và chương 6 Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã có nhiều cố gắng sưu tầm   tài liệu, tổng hợp và chắt lọc toàn bộ  nội dung liên quan đến tài chính trong   thời đại mới. Tuy nhiên vấn đề  tài chính là một vấn đề phức tạp, chứa đựng  nhiều nội dung phong phú vì vậy, thiếu sót trong quá trình biên soạn là khó   1 tránh khỏi. Nhóm tác giả  mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn   đọc để tiếp tục hoàn thiện. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn! 2 Chương I  NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH I. Khái quát sự ra đơi và phát triên cua tài chính ̀ ̉ ̉ Tài chính ra đời và tồn tại trong những điều kiện kinh tế  xã hội, lịch sử  nhất định khi mà ở đó xuất hiện nền sản xuất hàng hóa – tiền tệ và xuất hiện  Nhà nước.  Kinh tế  chính trị Mác­LêNin đã chỉ rõ, tài chính là một phạm trù kinh tế  khách quan, thuộc phạm trù phân phối. Quá trình tái sản xuất xã hội gồm 4  khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Tài chính thuộc về phạm trù  phân phối, các quan hệ phân phối được thực hiện dưới hình thức giá trị. Như  mọi phạm trù kinh tế khách quan khác, tài chính có lịch sử phát sinh, phát triển   của nó. Như vậy, tài chính cũng đồng thời là một phạm trù lịch sử. Qua việc   tổng kết các quá trình phát sinh, phát triển của tài chính gắn liền với nhiều   hình thái kinh tế­ xã hội khác nhau cho phép xác định tài chính ra đời, tồn tại   và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, tiền tệ  và hoạt động của  Nhà nước. Nói cách khác, tài chính ra đời và phát triển dựa trên hai tiền đề, đó  là tiền đề nền sản xuất hàng hoá ­ tiền tệ và tiền đề Nhà Nước. 1. Tiền đề sản xuất hàng hoá và tiền tệ Trước khi nền kinh tế  hàng hóa xuất hiện, nền kinh tế  hoạt động theo   mô hình tự  cung tự  cấp, do vậy không có hoạt động trao đổi các sản phẩm   tạo ra, phạm trù tài chính chưa xuất hiện. Khi có sự  phân công lao động xã hội,  chế độ tư hữu xuất hiện, quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất đã dẫn đến sự  hình thành nền kinh tế hàng hóa từ đó nẩy sinh hoạt động trao đổi các sản phẩm  tạo ra. Quá trình trao đổi đầu tiên được thực hiện dưới hình thức trực tiếp ­   hàng đổi hàng, tức phân phối bằng hiện vật.  Khi nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển, thì hình thức trao đổi trực   tiếp không còn phù hợp. Hoạt động trao đổi hàng hóa đòi hỏi phải có vật đơn  3 nhất, đồng nhất đóng vai trò đo lường giá trị của tất cả hàng hóa. Ban đầu để  trao đổi hàng hóa được dễ  dàng thì con người đã biết chọn thứ gì đó để  làm  vật ngang giá chung. Chính yêu cầu đó đã làm xuất hiện tiền tệ. Ban đầu   người ta sử dụng các loại hàng hóa thông thường như vỏ sò, vỏ  hến, hay bộ  lông thú, sau đó sử dụng các kim loại như đồng, chì, kẽm, bạc và vàng…làm   vật ngang giá, đóng vai trò là tiền tệ. Nói cách khác, trao đổi hàng hóa gắn   liền với sự phát triển của các hình thái giá trị đã dẫn tới sự xuất hiện của tiền   tệ. Tiền tệ ra đời nhanh chóng thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế, đồng  thời làm nên cuộc cách mạng trong phân phối từ phân phối hiện vật sang phân  phối giá trị. Trên cơ sở trao đổi hàng hoá gắn liền với sự phát triển của các hình thái  giá trị, tiền tệ  trở  thành phương tiện không thể  thiếu cho sự  tồn tại và phát   triển của nền sản xuất đó. Với chức năng thước đo giá trị  của thế  giới hàng  hoá, tiền tệ  giúp các sản phẩm sản xuất ra được mang đi trao đổi một cách  dễ  dàng, thông qua giá cả. Sản phẩm được trao đổi liên tục nên dẫn đến sự  vận động của tiền tệ  làm phát sinh thu nhập của người sản xuất hàng hoá,   các khoản thu nhập là nguồn hình thành các quỹ tiền tệ của các chủ thể kinh  tế.  Sự  phát triển liên tục của quá trình sản xuất hàng hoá đòi hỏi các quỹ  tiền tệ phải được tạo lập, phân phối, sử dụng và đây chính là cơ sở làm nảy  sinh phạm trù tài chính. Tiền đề  sản xuất hàng hóa và tiền tệ  là tiền đề  đầu  tiên cho sự ra đời của tài chính. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng   hóa và sự đa dạng các hình thái tiền tệ, hoạt động phân phối tài chính diễn ra   thường xuyên hơn, rộng hơn ở các chủ thể trong nền kinh tế, thỏa mãn nhiều   lợi íc ...

Tài liệu được xem nhiều: