Danh mục

Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư: Phần 2 - ThS. Trần Quốc Tuấn

Số trang: 116      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.16 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 40,000 VND Tải xuống file đầy đủ (116 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình "Thẩm định dự án đầu tư" Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu dự án đầu tư; Thẩm định hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án đầu tư. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư: Phần 2 - ThS. Trần Quốc TuấnChương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu CHƢƠNG 05 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT VÀ RỦI RO ĐẾN NGÂN LƢU DỰ ÁN ĐẦU TƢ. ---oooOooo--- Mục tiêu, sau khi học xong chương này, người học sẽ: - Hiểu được lý do tại sao phải phân tích tác động của lạm phát đến hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. - Hiểu được thế nào là rủi ro dự án đầu tư? Hiểu được tại sao phải phân tích rủi ro dự án đầu tư? - Hiểu được các biến số về giá, trong đó có lạm phát - Phân tích được các tác động trực tiếp và gián tiếp của lạm phát đến ngân lưu dự án đầu tư, qua đó đánh giá chính xác hiệu quả tài chính của dự án đầu tư - Vận dụng được các công cụ phân tích rủi ro như phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng trong thẩm định dự án đầu tư.5.1 Vai trò của phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu5.1.1 Vai trò của phân tích tác động của lạm phát đến ngân lưu Trong phân tích hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư, thông thường dự ánđầu tư được đánh giá theo đồng tiền nội tệ và theo mặt bằng giá trong nước. Nếucác yếu tố đầu vào và đầu ra có gốc ngoại tệ thì được quy đổi sang giá nội tệ theo tỷgiá hiện hành trên thị trường hoặc tỷ giá chính thức. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, giá cả hàng hóa tăng lên có thể docác nguyên nhân sau: (1) Giá cả một số hàng hóa tăng lên khi có sự tăng thực vềcầu hoặc khi có sự giảm thực về cung, tác động này làm tăng thực về giá cả, tức làmtăng giá trị thực của hàng hóa; (2) Do có sự gia tăng trong mức giá chung làm tất cảgiá cả đều tăng lên theo một tỷ lệ gọi là lạm phát và điều này làm tăng giá danhnghĩa, nhưng không làm tăng giá trị thực của hàng hóa. 165Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưu Như vậy, trong thời kỳ có lạm phát, giá trị của các lợi ích và chi phí của dựán đầu tư sẽ tăng lên. Do đó, trong bối cảnh có lạm phát chúng ta phải tính toán đếnsự tác động của lạm phát , kể cả sự biến động của giá thực đến ngân lưu dự án đầutư để đánh giá chính xác hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Nhìn chung, lạm phátthường có tác động xấu đến hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.5.1.2 Vai trò của phân tích rủi ro đến ngân lưu Một dự án đầu tư được hình thành từ những thông số tài chính ước lượng banđầu, gọi tắt là các biến số, gồm biến số đầu vào và biến số đầu ra . Từ những biến sốđó, chúng ta mới có cơ sở xác lập dòng tiền thu, dòng tiền chi và dòng tiền ròng củadự án đầu tư, qua đó tính toán được các chỉ tiêu chủ yếu như NPV, IRR, MIRR,B/C, PP … từ các chỉ tiêu này mới giúp chúng ta đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư. Nếu các biến số đó chúng ta ước lượng được một cách khá chắc chắn và ổnđịnh thì rõ ràng dòng tiền của dự án đầu tư, các chỉ tiêu chủ yếu tính được và quyếtđịnh đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư hoàn toàn đáng tin cậy. Nếu các biến số đóchúng ta ước lượng không chắc chắn và không ổn định thì rủi ro của dự án đầu tư sẽphát sinh. Vậy, rủi ro của dự án đầu tư chính là sự không chắc chắn, không ổn địnhcủa các biến số đầu vào và đầu ra của dự án đầu tư. Trong thực tế, các biến số của dự án đầu tư trải dài theo thời gian vòng đờicủa dự án, bản thân các biến số này bị ảnh hưởng, bị tác động rất nhiều bởi các yếutố môi trường, đặc biệt là môi trường bên ngoài. Do đó, việc ước lượng các biến sốnày không thể tránh khỏi những sai sót. Khi các biến số ược lượng sai, kéo theo cácchỉ tiêu chủ yếu tính được sẽ bị méo mó và hệ quả nhà đầu tư sẽ gặp rủi ro trong cácquyết định, kể cả rủi ro phát sinh là những hậu quả gánh lấy trong tương lai. Vậy làm thế nào để dự án đầu tư không tồn tại những rủi ro, về mặt lý thuyếtphải thu thập thông tin dự báo chính xác cho các biến số, đây là việc làm mất rấtnhiều thời gian và chi phí, thực tế người ta không đi theo hướng này mà chọn cácphương pháp phân tích rủi ro. Trong các phương pháp phân tích rủi ro, rủi ro cầnphải chấp nhận không thể khắc phục được, vấn đề là phải ước lượng được rủi ro và 166Chương 05: Phân tích tác động của lạm phát và rủi ro đến ngân lưunhận diện những khu vực dễ bị rủi ro, để qua đó giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàndiện về dự án đầu tư và đưa ra các quyết định hợp lý. Trong giáo trình này, chúng tôi đưa ra 03 phương pháp phân tích rủi ro phổbiến được sử dụng: (1) Phân tích độ nhạy (độ nhạy một chiều và hai chiều); (2)Phân tích tình huống; (3) Phân tích mô phỏng . Các phương pháp phân tích rủi romang lại những lợi ích và hạn chế sau: Lợi ích: Tiết kiệm được chi phí thu thập thông tin nhằm dự báo chính xác ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: