Thông tin tài liệu:
Phần 2 của giáo trình "Thi công giếng đứng" tiếp tục cung cấp cho học viên những nội dung về: các công tác phụ khi đào giếng đứng; công tác cung cấp khí nén; tính toán lập biểu đồ tổ chức chu kỳ và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thi công giếng đứng; đào giếng đứng bằng phương pháp khoan; đào sâu thêm giếng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thi công giếng đứng: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh CHƯƠNG 4 CÁC CÔNG TÁC PHỤ KHI ĐÀO GIẾNG ĐỨNG4.1. Thông gió khi đào giếng4.1.1.Đặc điểm thông gió giếng đứng Thông gió khi đào giếng có nhiệm vụ hoà loãng bụi và các khí độc (sinh ra trongquá trình nổ mìn, các khí độc thoát ra từ vỉa trong quá trình thi công) xuống dưới nồngđộ quy định và đưa ra khỏi giếng, cung cấp khí sạch bảo đảm hàm lượng không khí ởgương giếng theo đúng quy phạm (hàm lượng O2 20%; CO2 0,5% CO 0,01%theo thể tích, nhiệt độ không quá 260C, độ ẩm tương đối không lớn hơn 90%) Về mặt thông gió, giếng đang đào là một đường lò cụt và khác các đường lò khác ởchỗ:- Giếng đào theo phương thẳng đứng, quá trình đào thay đổi về cao độ nên tronggiếng có sự chuyển động tự nhiên của không khí dưới tác dụng của trọng lực. Ngay cảkhi không có quạt người ta cũng quan sát thấy ở thành giếng có dòng không khí đixuống với tốc độ khoảng 0,20,3m/s, còn ở giữa giếng có dòng không khí đi lên vớitốc độ 0,2 1m/s.- Lượng nước chảy vào giếng có tác dụng trung hoà hàng loạt khí độc (NO2, CO. ..) tạo thành sau khi nổ mìn.4.1.2.Các sơ đồ thông gió giếng đứng Thông gió cho giếng khi đào vẫn mang đặc điểm thông gió cục bộ cho gươnglò độc đạo. Lúc này, người ta có thể sử dụng một trong ba sơ đồ thông gió sau: + Thông gió đẩy (hình 4.1.a) + Thông gió hút + Thông gió hỗn hợp (hình 4.1.b) Trong ba sơ đồ này thì sơ đồ thông gió đẩy được sử dụng rộng rãi nhất vì đơngiản, hiệu quả thông gió nhanh, chiều khuyếch tán của gió bẩn cùng với chiều khuyếchtán của khí độc. Nhược điểm là tăng sức cản khí động học khi không khí chuyển động trongđường ống, trong các giếng sâu thì chiều dài và khối lượng của đường ống rất lớn(cóthể đạt 40 60T hoặc hơn nữa). a) b) Hình 4.1: Các sơ đồ thông gió khi thi công giếng đứng a,Sơ đồ thông gió đẩy b, Sơ đồ thông gió hỗn hợp4.1.3. Thiết bị thông gióa.Máy quạt Khi đào giếng cũng như đào các đường lò khác, có hai chế độ thông gió:- Chế độ thông gió thứ nhất: thông gió tích cực sau khi nổ mìn, khoảng 30 phút (sauđó làm việc tiếp 2h).- Chế độ thông gió thứ hai: Thông gió thường trực trong suốt thời gian đào giếng. Đểthông gió có thể sử dụng quạt chiều trục hoặc quạt ly tâm. Quạt chiều trục có năngsuất lớn song hạ áp bị hạn chế. Quạt ly tâm có hạ áp lớn song khi vận hành lại gâytiếng ồn cho nên chỉ dùng để thông gió cho các giếng sâu. Để đảm bảo kinh tế có thể đấu song song hai quạt: một quạt dùng theo chế độthứ nhất (quạt chính) quạt kia dùng theo chế độ thứ hai (quạt phụ). Giải pháp thônggió thường thấy hiện nay là dùng một quạt với hai chế độ tương ứng với hai tốc độ vậnhành.b. Ống thông gió Khi đào giếng có thể dùng ống gió cứng hay ống gió mềm với đường kính3001200 mm (thường dùng 300 800mm). Ống gió cứng làm bằng tôn gồm các đoạn dài 2 4m và nối với nhau bằng bu lôngmặt bích và vòng đệm bằng cao su. Ống gió cứng được neo giữ vào thành giếng hoặcvào xà ngang. Ưu điểm của ống gió cứng là chắc chắn, độ bền cơ học cao, ít gây tổn thất gió. Nhược điểm là: - Khối lượng lớn; - Dễ bị ăn mòn khi nước có tính axít ; - Tháo lắp và sửa chữa phức tạp. Hơn nữa khi sử dụng ống gió cứng thì việc nối dài ống gió phải thực hiện ở gương giếng. Ống gió mềm làm bằng vải bạt tráng cao su hoặc bằng vải sợi tổng hợp, gồm cácđoạn dài 5m và 10 m, nối với nhau bằng ống nối kim loại và bu lông vòng. Ống nối cóchiều dài 0,4m và đường kính bằng đường kính của ống gió. Ống gió mềm được treotrên hai dây cáp thả từ trên mặt đất xuống, đôi khi cũng được neo giữ vào vỏ chốnggiếng. Ưu điểm của ống gió mềm: - Khối lượng nhỏ, số lượng mối nối ít - Ít bị ăn mòn. Tuy nhiên cần chú ý, ống gió mềm có độ bền cơ học nhỏ nên dễ bị thủng, rách gây tổn thất gió. Khi sử dụng ống gió mềm, công tác nối dài ống gió có thể thực hiện ngay ở trên miệng giếng. b, c, a, Hình 4.2: Chi tiết treo và nối ống gió a - ống gió treo bằng dây cáp b - ống gió treo vào vỏ chống cố định c- chi tiết nối ống gió mềm Đường kính của ống gió chọn tuỳ thuộc vào chiều sâu và đường kính của giếngđứng, có thể chọn đường kính ống gió theo kinh nghiệm như bảng 4.1[2]Bảng 4.1: Chọn đường kính của ống gió theo kích thước của giếng đứng[2]Chiều sâu giếng đứng (m) Đường kính trong giếng đứng Đường kính ống gió (m) (m) 350 6,0 500 400 650 6,5 7,0 700 700 1000 7,5 8,0 ...