Danh mục

Giáo trình Thiết kế hệ thống tưới tiêu: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Việt Hòa

Số trang: 164      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.25 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Thiết kế hệ thống tưới tiêu: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Thiết kế hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; Tính toán xác định quy mô công trình đầu mối tưới, tiêu; thiết kế cải tạo, Nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống tưới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thiết kế hệ thống tưới tiêu: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Việt Hòa Chương 4 THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC4.1. KHÁI QUÁT CHUNG Thủy lợi có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển bềnvững nông nghiệp, nông thôn, kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn đã xây dựng một chiến lược phát triển KHCN cho nông nghiệp vànông thôn, đến năm 2020 các thành tựu KHCN sẽ đóng góp từ 4050% GDP nôngnghiệp, trong đó sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm 30% giá trị sản xuấtcủa các sản phẩm chủ yếu. Theo Đề án “Phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích cây trồng cạnchủ lực, có thị trường (cà phê, chè, hồ tiêu, điều, mía, cây ăn quả, rau, hoa) đến năm2020 là 2.705.000ha; trong đó, diện tích cây ăn quả 910.000ha, cao su 800.000ha, càphê 500.000ha, điều 400.000ha, rau 400.000ha, mía 300.000ha, chè 130.000ha, hồtiêu 50.000 ha... Một trong những mục tiêu của đề án “Tái cơ cấu ngành Thủy lợi” là phát triểnmột nền nông nghiệp chủ động tưới, tiêu theo hướng hiện đại, đẩy mạnh trên diệnrộng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực: càphê, hồ tiêu, chè, cây điều, cây mía, cây ăn quả, rau, hoa. Đến năm 2020 sẽ có500.000ha cây trồng cạn chủ lực được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng là việc áp dụng quy trìnhkỹ thuật và thiết bị tiên tiến để tưới theo phương pháp nhỏ giọt, phun mưa, tướingầm, bảo đảm cấp nước theo nhu cầu của cây trồng cạn hoặc tưới ướt - khô xen kẽcho cây lúa phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng kết hợp với các biện pháp canh táctiên tiến trong nông nghiệp. Trong vài năm gần đây, việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến và tiết kiệm nướccho cây trồng cạn đã chứng minh đây là một giải pháp mang tính đột phá. Hiện đãxuất hiện không ít mô hình tiêu biểu về áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm 161nước cho cây trồng cạn như các mô hình tưới chuối trên đất dốc ở Lào Cai; tưới càphê, hồ tiêu ở Tây Nguyên; tưới rau, hoa ở Lâm Đồng; tưới cây ăn quả ở BìnhDương; mô hình khu nông nghiệp công nghệ cao Unifarm ở Bình Dương... Thực tế qua áp dụng các mô hình công nghệ tưới tiên tiến và tiết kiệm nước, hiệuquả mang lại là khá khả quan, được biểu hiện trên các mặt: Quản lý dinh dưỡng câytrồng, tiết kiệm nước, tiết kiệm phân bón, tăng năng suất, tăng chất lượng, giảmphòng trừ cỏ dại, giảm nấm bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, cơ giới hóa, sản xuấthàng hóa quy mô lớn... Đồng thời công nghệ tưới tiên tiến và tiết kiệm nước đã làmthay đổi cơ bản tư duy nhận thức của người canh tác nông nghiệp, mang lại hiệu quảkinh tế cao, tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹthuật vào sản xuất... Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi trội so với tưới truyền thống, việc áp dụng côngnghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong nông nghiệp nước ta vẫn còn rất hạn chế.Theo thống kê sơ bộ, tính đến thời điểm hiện tại, diện tích cây trồng cạn hiện đangáp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên cả nước đạt khoảng 276.100ha (tăng gấp3 lần so với thời điểm bắt đầu triển khai kế hoạch). Hầu hết các tỉnh, thành phố đãáp dụng tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn. Trong đó, các vùng phát triển tướitiên tiến, tiết kiệm nước mạnh mẽ nhất là Đông Nam bộ (117.000ha), Tây Nguyên(78.000ha), đồng bằng sông Cửu Long (46.000ha), Bắc Trung bộ và duyên hảiNam Trung bộ (24.000ha). Nguyên nhân áp dụng tưới tiết kiệm còn hạn chế chủ yếu là do chi phí đầu tư,nhất là đầu tư ban đầu, đối với công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước còn cao sovới thu nhập của người dân và đòi hỏi có một kiến thức, trình độ nhất định khi sửdụng, trong khi động lực của người sản xuất chưa đủ lớn (chưa thấy hết được lợi ích,nhất là lợi ích kinh tế của việc áp dụng công nghệ này so với kỹ thuật tưới truyềnthống) nên chưa mạnh dạn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước. Ngoài ra, cơ chế,chính sách hỗ trợ cho người nông dân, tổ chức kinh tế, xã hội để thúc đẩy ứng dụngcông nghệ, kỹ thuật tưới tiết kiệm cho cây trồng chủ lực còn chưa hoàn thiện, đồngbộ, chưa tạo động lực cho việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nướctrong sản xuất nông nghiệp.4.2. KỸ THUẬT TƯỚI PHUN MƯA 4.2.1. Khái quát Kỹ thuật tưới phun mưa là kỹ thuật tưới đưa nước tới cây trồng vào mặt ruộng dướidạng mưa nhân tạo nhờ các thiết bị thích hợp. Kỹ thuật tưới này ngày càng được phổbiến và áp dụng rộng rãi, nhất là tại các nước có nền công nghiệp phát triển.162 Hiện tại và trong tương lai, tưới phun mưa được coi là kỹ thuật tưới hoàn thiện vàhiện đại, sẽ được áp dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới nhất l ...

Tài liệu được xem nhiều: