Danh mục

Giáo trình Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 333.74 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo sách giáo trình thiết kế tổng mặt bằng xây dựng, kỹ thuật - công nghệ, kiến trúc - xây dựng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thiết kế tổng mặt bằng xây dựngGT TCTC_THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG 61/100 PHẦN II THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG VÀ TỔ CHỨC CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG CHƯƠNG V THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG5.1 KHÁI NIỆM CHUNG5.1.1 Khái niệm.Tổng mặt bằng xây dựng là một tập hợp các mặt bằng mà trên đó ngoài việcquy hoạch vị trí các công trình sẽ được xây dựng, còn phải bố trí và xây dựngcác cơ sở vật chất kỹ thuật công trường để phục vụ cho quá trình thi công xâydựng và đời sống của con người trên công trường. Tổng mặt bằng xây dựng(TMBXD) là một nội dung rất quan trọng không thể thiếu trong hồ sơ “Thiết kếtổ chức xây dựng” và “Thiết kế tổ chức thi công”.Xét theo nghĩa rộng, TMBXD là một “Hệ thống sản xuất” hoạt động trong mộtkhông gian và thời gian cụ thể với các quy luật kinh tế xã hội, công nghệ và tổchức, con người và thiên nhiên…nhằm mục đích xây dựng nên những công trìnhđể phục vụ con người. Có thể mô tả TMBXD như một hàm mục tiêu với nhiềubiến số diễn ra trong một không gian đa chiều. TMBXD = f ( k , t , c, x, n...) ⇒ OPTIMAL.Với k_tham số về không gian, phụ thuộc địa điểm xây dựng; t_tham số về thời gian; c_tham số về công nghệ xây dựng; x_tham số các vấn đề xã hội; n_tham số về vấn đề con người; OPTIMAL_mục tiêu tối ưu.Việc khảo sát hàm mục tiêu trên để tìm tối ưu là rất khó, tuy nhiên có thể tối ưutheo từng biến độc lập, hoặc có xét đến sự ảnh hưởng của các biến số khác.Muốn vậy cần tìm hiểu nội dung cũng như yêu cầu về thiết kế TMBXD.Tổng quát nội dung thiết kế TMBXD bao gồm những vấn đề sau: • Xác định vị trí cụ thể các công trình đã được quy hoạch trên khu đất được cấp để xây dựng. • Bố trí cần trục, máy móc thiết bị thi công chính. • Thiết kế hệ thống giao thông công trường. • Thiết kế kho bãi công trường. • Thiết kế các trạm xưởng phụ trợ. • Thiết kế nhà tạm công trường. • Thiết kế mạng kỹ thuật tạm công trường (điện, cấp thoát nước…). • Thiết kế hệ thống an toàn, bảo vệ và vệ sinh môi trường.5.1.2 Phân loại tổng mặt bằng xây dựng. a.) Phân loại theo thiết kế. • Tổng mặt bằng xây dựng thết kế kỹ thuật: do cơ quan thiết kế lập, trongGT TCTC_THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG 62/100 bước thiết kế “Tổ chức xây dựng” trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Ở giai đoạn này TMBXD chỉ cần thiết kế tổng quát với các chỉ dẫn chính, khẳng định với phương án thi công như vậy có thể đảm bảo hoàn thành dự án. • Tổng mặt bằng xây dựng thiết kế thi công: do các nhà thầu thiết kế, TMBXD là một phần của “Hồ sơ dự thầu”. Khi thiết kế, các nhà thầu phải thể hiện được trình độ tổ chức công trường với đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật công trường nhằm đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng theo các yêu cầu của chủ đầu tư. Đó chính là năng lực của mỗi nhà thầu góp phần cho việc thắng thầu. b.) Phân loại theo giai đoạn thi công.Quá trình thi công xây dựng công trình thường được chia theo các giai đoạn thicông nên cần phải thiết kế TMBXD cho các giai đoạn thi công đó. • Tổng mặt bằng xây dựng giai đoạn thi công phần ngầm (công tác thi công đất, thi công kết cấu móng: tường hầm, cọc, neo…). • Tổng mặt bằng xây dựng giai đoạn thi công phần kết cấu chịu lực chính của công trình. • Tổng mặt bằng xây dựng giai đoạn thi công phần hoàn thiện. c.) Phân loại theo cách thể hiện bản vẽ. • Tổng mặt bằng xây dựng chung, là một TMBXD tổng quát thể hiện tất cả các công trình sẽ được xây dựng cùng với các cơ sở vật chất kỹ thuật công trường. Vì vậy không thể thể hiện được chi tiết mà chủ yếu là quy hoạch vị trí các cơ sở vật chất kỹ thuật công trường. • Tổng mặt bằng xây dựng riêng,để thể hiện chi tiết về mặt kỹ thuật đối với tất cả các cơ sở vật chất kỹ thuật công trường. d.) Phân loại theo đối tượng xây dựng. • Tổng mặt bằng công trường xây dựng: là dạng TMBXD điển hình nhất, được thiết kế tổng quát cho một công trường xây dựng gồm một công trình hoặc liên hợp công trình, với sự tham gia của một hoặc nhiều nhà thầu xây dựng. • Tổng mặt bằng công trình xây dựng: hay còn gọi là tổng mặt bằng công trình đơn vị vì đối tượng để xây dựng là một công trình trong một dự án xây dựng lớn.5.1.3 Các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế tổng mặt bằng thi công. • TMBXD phải thiết kế sao cho các cơ sở vật chất kỹ thuật tạm phục vụ tốt nhất cho quá trình thi công xây dựng, không làm ảnh hưởng đến công nghệ, chất lượng, thời gian xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. • Giảm thiểu chi phí xây dựng công trình tạm bằng cách: tận dụng một phần công trình đã xây dựng xong, chọn loại công trình tạm rẻ tiền, dễ tháo dỡ, di chuyển…nên bố trí ở vị trí thuận lợi tránh di chuyển nhiều lần gây lãng phí. • ...

Tài liệu được xem nhiều: