Giáo trình Thiết kế và lập trình web (Nghề: Công nghệ thông tin - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thiết kế và lập trình web (Nghề: Công nghệ thông tin - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ BÀI 4: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH WEB Mã bài: MĐCNTT26-04 Mục tiêu: - Trình bày được cú pháp, cấu trúc cơ bản một ngôn ngữ lập trình web: PHP, JSP, ASP.NET - Thiết lập được môi trường làm việc để phát triển ứng dụng web theo ngôn ngữ lựa chọn - Sử dụng được ngôn ngữ lập trình Web để lập trình kết nối và xử lý dữ liệu phía Server (hiển thị, thêm, sửa, xóa dữ liệu…). - Sử dụng được Framework phát triển ứng dụng web phổ biến phù hợp với ngôn ngữ lập trình lựa chọn để xây dựng website theo yêu cầu. Nội dung chính: 1. Giới thiệu 1.1. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình web + Ngôn ngữ lập trình PHP: - PHP viết tắt của PHP Hypertext Preprocessor : là ngôn ngữ server-side script, tương tự như ASP, JSP, … thực thi ở phía WebServer, tập tin PHP có phần mở rộng là .php, cú pháp ngôn ngữ giống ngôn ngữ C & Perl - PHP : Rasmus Lerdorf in 1994 (được phát triển để phát sinh các form đăng nhập sử dụng giao thức HTTP của Unix) - PHP 2 (1995) : Chuyển sang ngôn ngữ script xử lý trên server. Hỗ trợ CSDL, Upload File, khai báo biến, mảng, hàm đệ quy, câu điều kiện, biểu thức, … - PHP 3 (1998) : Hỗ trợ ODBC, đa hệ điều hành, giao thức email (SNMP, IMAP), bộ phân tích mã PHP (parser) của Zeev Suraski và Andi Gutmans - PHP 4 (2000) : Trợ thành một thành phần độc lập cho các webserver. Parse đổi tên thành Zend Engine. Bổ sung các tính năng bảo mật cho PHP - PHP 5 (2005) : Bổ sung Zend Engine II hỗ trợ lập trình HĐT, XML, SOAP cho Web Services, SQLite - Phiên bản mới nhất của PHP là version PHP 7.4 là phiên bản PHP mới nhất được phát hành ngày 28 tháng 11, 2019. Nó giờ đã sẵn sàng để dùng trên toàn bộ Hostinger serve (www.php.net) + Ưu điểm của PHP: PHP được sử dụng làm: - Server Side Scripting - CommandLine Scripting (cron – Linux, Task Scheduler – Windows, Text Processing) - Xây dựng ứng Desktop – PHP GTK Đa môi trường (Multi-Platform): - Web Servers: Apache, Microsoft IIS, Caudium, Netscape Enterprise Server - Hệ điều hành: UNIX (HP-UX, OpenBSD, Solaris, Linux), Mac OSX, Windows NT/98/2000/XP/2003/vista - Hệ QTCSDL: Adabas D, dBase,Empress, FilePro (read-only), Hyperwave, IBM DB2, Informix, Ingres, InterBase, FrontBase, mSQL, Direct MS-SQL, MySQL, 115 ODBC, Oracle (OCI7 and OCI8), Ovrimos, PostgreSQL, SQLite, Solid, Sybase, Velocis,Unix dbm Miễn phí: PHP Software Free Platform Free (Linux) Development Tools Free (PHP Coder, jEdit, …) Được sử dụng rộng rãi trong môi trường phát triển web - 20,917,850 domains (chiếm hơn 32% tên miền website) - 1,224,183 IP addresses (04/2007 Netcraft Survey – http://www.php.net/usage.php) + Ngôn ngữ lập trình JSP: Là một ngôn ngữ lập trình Script giúp cho người lập trình có thể viết các đoạn mã Java nhúng trực tiếp trong trang HTML. JSP là sự lựa chọn thông minh cho các ứng dụng chạy trên cả Window và Unix Hình 4.1. Mô hình ứng dụng web với ngôn ngữ JPS Mô tả: Người sử dụng(Client) gửi một yêu cầu HTTP Request(bằng cách truy nhập vào một trang Web) lên Webserver. WebServer sẽ kiểm tra phần mở rộng của file và nếu là có phần mở rộng là .JSP, Webserver chuyển yêu cầu đến cho JSP container để dịch và chạy, sau đó gửi kết quả đến cho người sử dụng. Trong quá trình xử lý, JSP container có thể phải tương tác với các thành phần khác như Cơ sở dữ liệu 116 (thông qua JDBC), các đối tượng Java(JavaBean). Để dịch và chạy được một trang JSP, Webserver cần được cấu hình hợp lý để nhận ra thư viện các lớp Java. Cấu trúc của một trang JSP có dạng như sau: Hello! The time is now Kết quả hiển thị: Hello! The time is now 04/05/2021 + Ngôn ngữ lập trình ASP.NET: Như chúng ta đã biết, ASP vẫn còn tồn đọng một số khó khăn như Code ASP và HTML lẫn lộn, điều này làm cho quá trình viết code khó khăn, thể hiện và trình bày code không trong sáng, hạn chế khả năng sử dụng lại code. Bên cạnh đó, khi triển khai cài đặt, do không được biên dịch trước nên dễ bị mất source code. Thêm vào đó, ASP không có hỗ trợ cache, không được biên dịch trước nên phần nào hạn chế về mặt tốc độ thực hiện. Quá trình xử lý Postback khó khăn, . Đầu năm 2002, Microsoft giới thiệu một kỹ thuật lập trình Web khá mới mẻ với tên gọi ban đầu là ASP+, tên chính thức sau này là ASP.Net. Với ASP.Net, không những không cần đòi hỏi bạn phải biết các tag HTML, thiết kế web, mà nó còn hỗ trợ mạnh lập trình hướng đối tượng trong quá trình xây dựng và phát triển ứng dụng Web. ASP.Net là kỹ thuật lập trình và phát triển ứng dụng web ở phía Server (Server- side) dựa trên nền tảng của Microsoft .Net Framework. Hầu hết, những người mới đến với lập trình web đều bắt đầu tìm hiểu những kỹ thuật ở phía Client (Client-side) như: HTML, Java Script, CSS (Cascading Style Sheets). Khi Web browser yêu cầu một trang web (trang web sử dụng kỹ thuật client-side), Web server tìm trang web mà Client yêu cầu, sau đó gởi về cho Client. Client nhận kết quả trả về từ Server và hiển thị lên màn hình. ASP.Net sử dụng kỹ thuật lập trình ở phía server thì hoàn toàn khác, mã lệnh ở phía server (ví dụ: mã lệnh trong trang ASP) sẽ được biên dịch và thi hành tại Web Server. Sau khi được Server đọc, biên dịch và thi hành, kết quả tự động được chuyển sang HTML/JavaScript/CSS và trả về cho Client. Tất cả các xử lý lệnh ASP.Net đều được thực hiện tại Server và do đó, gọi là kỹ thuật lập trình ở phía server. ASP.Net được Microsoft phát triển qua nhiều phiên bản từ ASP.Net 1.0 , 1.1, 2.0 và gần đây nhất là phiên bản ASP.Net 3.5 chạy trên .Net Framework 3.5 sử dụng môi trường phát triển tích hợp (IDE) Visual Studio.Net 2008 + Các ưu điểm của ASP.Net - ASP chỉ sử dụng VBScript và JavaScript mà không sử dụng được các ngôn ngữ mạnh khác : Visual Basic, C++... Trong khi đó ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Thiết kế và lập trình web Thiết kế và lập trình web Cấu trúc lệnh Phát triển ứng dụng web Lập trình kết nối dữ liệu Quản lý ứng dụng webGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Lập trình web với ASP.Net
386 trang 127 0 0 -
101 trang 91 2 0
-
Tài liệu hướng dẫn thực hành Thiết kế và lập trình web: Phần 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
63 trang 82 0 0 -
Giáo trình Phát triển ứng dụng web: Phần 2 - Lê Đình Thanh, Nguyễn Việt Anh
126 trang 81 0 0 -
Bài giảng Phát triển ứng dụng web 1: HTML From - ĐH Sài Gòn
34 trang 65 0 0 -
Phát triển thuật toán sinh code cho ứng dụng web chuẩn đoán bệnh thủy sản với ATL
10 trang 61 0 0 -
Bài giảng Phát triển ứng dụng web: Chương 0 - Lê Đình Thanh
10 trang 43 0 0 -
Bài giảng Phát triển ứng dụng web: Chương 7 - Lê Đình Thanh
41 trang 42 0 0 -
Xây dựng và thử nghiệm công cụ CODEGER-UWE phát triển ứng dụng Web hướng mô hình
5 trang 40 0 0 -
Bài giảng Phát triển ứng dụng Web: Bài 6 - Nguyễn Hữu Thể
24 trang 40 0 0 -
Bài giảng Phát triển ứng dụng web: Chương 1 - Lê Đình Thanh
47 trang 40 0 0 -
Mô tả công việc lập trình viên Java
1 trang 36 0 0 -
Bài giảng Phát triển ứng dụng web: Chương 2 - Lê Đình Thanh
82 trang 36 0 0 -
Bài giảng Phát triển ứng dụng web 1: CSS - ĐH Sài Gòn
43 trang 35 0 0 -
Giáo trình Phát triển ứng dụng web: Phần 1 - Lê Đình Thanh, Nguyễn Việt Anh
100 trang 35 0 0 -
Bài thuyết trình Linked Data trong phát triển ứng dụng Web
20 trang 33 0 0 -
Giáo trình môn học/mô đun: Lập trình cơ bản - Trường CĐN Đà Lạt
42 trang 29 0 0 -
Bài giảng Phát triển ứng dụng web: Chương 6 - Lê Đình Thanh
104 trang 28 0 0 -
Bài giảng Phát triển ứng dụng web: Chương 8 - Lê Đình Thanh
70 trang 28 0 0 -
Đề cương bài giảng môn Kỹ thuật lập trình
82 trang 28 0 0