Danh mục

Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Số trang: 49      Loại file: pdf      Dung lượng: 923.88 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) được biên soạn nhằm phục vụ giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh sinh viên, đồng thời là tài liệu tham khảo cho tất cả những người quan tâm đến lĩnh vực thống kê. Giáo trình kết cấu gồm 7 chương và chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: thống kê lao động, năng suất lao động và tiền lương trong doanh nghiệp; thống kê giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp; thống kê các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô CHƯƠNG 5: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Mã chương: MH18.05 Mục tiêu: - Trình bày được nội dung thống kê lao động trong doanh nghiệp - Trình bày được nội dung thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp - Trình bày được nội dung thống kê tiền lương trong doanh nghiệp - Thống kê và phân tích được tình hình lao động, năng suất lao động và tiền lương trong doanh nghiệp - Đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả lao động trong doanh nghiệp - Có thái độ nghiêm túc trong học tập. Nội dung chính: 1. Thống kê lao động trong doanh nghiệp Lao động là yếu tố đầu vào cơ bản trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi thống kê lao động của doanh nghiệp phải chú ý những đặc thù: - Quá trình sản xuất kinh doanh có nhiều đơn vị, bộ phận tham gia và các đơn vị bộ phân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau do đó cần phải bố trí lao động hợp lý và khoa học. - Lao động ở các đơn vị nhỏ thường phải đảm nhận nhiều khâu công việc khác nhau. Các công việc của lao động có liên quan mật thiết với nhau. - Lao động được giao quản lý và sử dụng khai thác một giá trị lớn tài sản, của cải vật chất. - Lao động vừa là người sản xuất vừa là người bán hàng, lao động trực tiếp giao tiếp với khách hàng nên lao động cần phải có trình độ văn hoá và khả năng giao tiếp. 1.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp 1.1.1. Ý nghĩa Nhằm sử dụng lao động một cách hợp lý, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. 1.1.2. Nhiệm vụ - Xác định số lượng và kết cấu lao động của doanh nghiệp. 60 - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch số lượng lao động và nghiên cứu sự biến động của số lượng lao động trong DN. - Xác định các chỉ tiêu tổng thời gian lao động trong DN và các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng thời gian lao động trong các DN. - Thống kê năng suất lao động trong DN và phân tích sự biến động của năng suất lao động do ảnh hưởng bởi các nhân tố. 1.2. Thống kê số lượng lao động trong doanh nghiệp 1.2.1. Phân loại lao động (phân loại công nhân viên trong DN) * Căn cứ vào việc tổ chức quản lý, sử dụng và trả lương Toàn bộ lao động (công nhân viên) của DN được chia thành hai loại: Công nhân viên trong danh sách và công nhân viên ngoài danh sách. - Công nhân viên trong danh sách: Là tất cả nhưng người đã đăng ký trong danh sách lao động của DN, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương. + Công nhân viên thường xuyên là những người được tuyển dụng chính thức, làm việc lâu dài cho doanh nghiệp và những người tuy chưa có quyết định chính thức nhưng làm việc liên tục cho DN. + Công nhân viên tạm thời là những người làm việc ở DN, theo hợp đồng tạm tuyển (hợp đồng thường qui định trước thời gian sử dụng) để hoàn thành các công việc có tính đột xuất, thời vụ hoặc ngắn hạn (tạm thời). - Công nhân viên ngoài danh sách là những người tham gia làm việc tại DN nhưng không thuộc quyền quản lý lao động và trả lương hay sinh hoạt phí của DN. * Căn cứ vào tính chất hoạt động sản xuất, công nhân viên trong danh sách được chia thành. - Công nhân viên làm việc trong các hoạt động cơ bản - Công nhân viên không làm việc trong hoạt động cơ bản. 1.2.2. Phương pháp xác định số lượng công nhân viên trong danh sách * Đối với công nhân viên thường xuyên: - Trường hợp có đầy đủ số liệu lao động trong danh sách hàng ngày T TX  T i hoặc T TX  T t i i n t i Trong đó: 61 TTX Số lượng CNV trong danh sách bình quân Ti Số CNV trong danh sách hàng ngày n Số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu ti Độ dài thời gian của khoảng thời gian thứ i có số lượng lao động Ti Chú ý: Số liệu cuả ngày lễ + CN thì lấy số liệu của ngày kế trước đó. - Trường hợp không có số liệu đầy đủ mà chỉ có số liệu tại các thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. T1 2  T2  T3  ....  Tn1  Tn 2 T TX  n 1 Trong đó : T1, T2...Tn Là số CNV tại các thời điểm thứ i n là số thời điểm - Trường hợp DN hạch toán được số CNV tại hai thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ, số lượng CNV bình quân được tính như sau : Td  Tc T TX  2 Td, Tc : Số lượng CNV tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ. - Ngoài ra công nhân viên thường xuyên BQ có thể căn cứ vào các quỹ thời gian lao động (theo ngày công) để tính theo công thức : TNL T TX  n TNL Tổng số ngày công (ngày người) theo lịch trong kỳ n : Số ngày theo lịch (dương lịch) trong kỳ * Đối với công nhân viên tạm thời: Doanh nghiệp không quản lý được số lượng nên lao động tạm thời bình quân chỉ xác định bằng phương pháp gián tiếp. - Phương pháp tính theo NSLĐ bình quân: Q Tt  W ng  t cd Tt Số lượng công nhân viên tạm thời bình quân trong kỳ Q : Khối lượng sản phẩm hay công việc do công nhân tạm thời hoàn thành 62 Wng : Mức NSLĐ bình quân ngày của 1 công nhân viên thường xuyên trong DN làm cùng loại công việc với CNV tạm thời. tcd : Số ngày chế độ trong kỳ của một CNV - Phương pháp tính theo tiền lương bình quân: F Tt  X ng  t cd Tt S ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: