Danh mục

Giáo trình Thực hành Động vật học: Phần hình thái, giải phẫu - Lê Trọng Sơn

Số trang: 135      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.92 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Thực hành Động vật học: Phần hình thái - giải phẫu nhằm trang bị cho sinh viên các kỹ thuật về nghiên cứu hình thái và giải phẫu động vật, cung cấp các dẫn liệu về hình thái và giải phẫu các nhóm động vật từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra, cung cấp thêm cho sinh viên các hiểu biết về môi trường sống và kỹ thuật thu, nuôi các nhóm động vật dùng trong quá trình học tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực hành Động vật học: Phần hình thái, giải phẫu - Lê Trọng Sơn ĐẠI HỌC HUẾ LÊ TRỌNG SƠN THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT HỌC(PHẦN HÌNH THÁI – GIẢI PHẪU) HUẾ - 2008 i LỜI NÓI ĐÂU Giáo trình Thực hành Động vật học (phần hình thái – giải phẫu)dùng để giảng dạy cho sinh viên đang theo học ở khoa Sinh học của các trường Đại học Khoahọc, Đại học Sư phạm và các khoa liên quan đến ngành sinh học thuộc các trường thành vi ênkhác trong Đại học Huế. Ngoài ra còn được sử dụng là tài liệu tham khảo cho các sinh viêncủa các trường cao đẳng. Mục đích của giáo trình là: Trang bị cho sinh viên các kỹ thuật về nghiên cứu hình thái và giải phẫu động vật. Cung cấp các dẫn liệu về hình thái và giải phẫu các nhóm động vật từ đơn giản đếnphức tạp. Ngoài ra cung cấp thêm cho sinh viên các hiểu biết về môi trường sống và kỹ thuật thu,nuôi các nhóm động vật dùng trong quá trình học tập. Về nội dung giáo trình coi trọng tính cơ bản, hiện đại và thực tiễn: Tính cơ bản được thể hiện khi lựa chọn các đối tượng động vật để nghiên cứu, giúp chongười học xác định hướng giải quyết vấn đề thực tiễn của động vật nghiên cứu. Tính hiện đại được thể hiện trong việc cập nhật khối kiến thức mới về động vật học. Tính thực tiễn được thể hiện việc đề cao giá trị thực tiễn của nhóm động vật nghiêncứu, gắn liền với các vùng miền, tạo cho người học thấy thích thú với đối tượng mà họ đangtìm hiểu. Mặt khác chúng tôi lưu ý sử dụng tên khoa học, vị trí phân loại và các thuật ngữ khoahọc (kể cả từ Hán - Việt). Chúng tôi đề xuất sử dụng các nhóm động vật mang tính đại diệncao và dễ tìm, dễ mua tại khu vực miền Trung nhằm đảm bảo được nội dung của bài. Yêu cầu cao nhất đối với người học là thể hiện sự say mê tìm tòi, tính chủ động trongmỗi bài học để có thể hiểu rõ được đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ và động viên rất lớn củacác đồng nghiệp ở Đại học Huế, có sự kế thừa chọn lọc các giáo trình đã có trước đây. Chúngtôi xin chân thành cám ơn. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng giáo trình này chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót, rất mongđược sự góp ý của bạn đọc gần xa. Tác giả 1Bài 1. Động vật nguyên sinh (Trùng chân giả, Trùng roi động vật, Trùng lông bơi) và Ruột khoangI. Yêu cầu Sinh viên cần nắm vững: - Kỹ thuật sưu tầm, nhân nuôi mẫu vật, làm tiêu bản cố định và tiêu bản sống - Đặc điểm cấu tạo cơ thể và một số đặc điểm sinh học, sinh thái học (nơi sống, sự vậnđộng, dinh dưỡng, hô hấp, bài tiết...) của các đại diện ở các ngành Trùng chân giả, Trùng roi,Trùng lông bơi và một số đại diện của ngành Ruột khoang. - Một số đặc điểm thích nghi hình thái, giải phẫu với điều kiện sống của chúng.II. Dụng cụ, mẫu vật và hoá chất cần thiết1. Dụng cụ, thiết bị Chậu thuỷ tinh lớn, bình tam giác 250 ml, lam kính, kính đậy, bông thấm nước, ốngnghiệm, ống hút, kính hiển vi, kính lúp, đĩa petri…2. Hoá chất Đỏ carmin, Formol, Axit osmic, Keo gắn Canađa (Arabic), Đỏ Công gô, Hematoxylin,Muối, Dung dịch Schaudin, Dung dịch iôt loãng, Xanh metylen, Cồn tuyệt đối (hoặc 960)... - Gelatin; dung dịch tanin; axit axeetic 2%; dung dịch đỏ trung tính.3. Vật mẫu A mip trần (Acanthamoeba palostrinasia, Amoeba proteus), Trùng roi xanh (Euglenaviridis), Trùng lông bơi (Paramoecium caudatum) và một số động vật Ruột khoag như Thuỷtức, Sứa và San hô.III. Nội dung thực hiện1. Nghiên cứu A mip1.1 A mip trần (Acanthamoeba palostrinasis, Amoeba proteus)a. Vị trí phân loại Loài: Amip trần (Acanthamoeba palostrinasis, Amoeba proteus) Họ: A mip (Amoebidae) Bộ: A mip trần (Amoebina) 2 Lớp: Trùng Chân giả (Sarcodina) Ngành: Trùng chân giả (Amoebozoa)b. Chuẩn bị vật mẫu và kỹ thuật nghiên cứu A mip trần (Acanthamoeba palostrinasis, Amoeba proteus) sống ở các thuỷ vực nướcngọt giàu chất hữu cơ như vũng nước, ao, hồ, đập nước... chúng có nhiều ở mặt váng bùn nonáp đáy, thường thò chân giả lên mặt nước để bắt mồi. Nên thu mẫu trước một ngày tiến hành thực tập, có thể dùng 3 cách sau để thu mẫu: + Dùng một lọ thuỷ tinh rộng miệng hay bát ăn cơm, thu lấy một ít váng bùn và nước ởao hồ đổ vào một chậu lớn (một lần thu trên diện tích khoảng 2 - 4m2), quấy đều và để lắng độ3 - 4 giờ, sau đó lại hớt lấy váng bùn ở chậu dồn vào bình tam giác có dung tích 500ml. Đểlắng sau 4 - 5 giờ, dùng ống hút có đường kính từ 5 - 7mm hút lấy váng bùn non ở bình tamgiác bỏ vào các ống nghiệm, đặt lên giá chờ qua đêm, ngày m ...

Tài liệu được xem nhiều: