Thông tin tài liệu:
(NB) Nối tiếp phần 1 Giáo trình Thực hành Mạng cisco cơ bản: Phần 2 gồm 3 bài học được trình bày như sau Cấu hình định tuyến động sử dụng giao thức ospf; Network address translation; Access control list. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực hành Mạng cisco cơ bản: Phần 2 - CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng
BÀI 4: CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG SỬ DỤNG GIAO THỨC RIP
BÀI 5
CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG GIAO THỨC OSPF
Họ và tên sinh viên:
Ngày:
Thời gian thực hiện: 6 tiết
Điểm Lời phê
1. Kỹ thuật (6đ):
2. Thao tác (1đ):
3. An toàn (1đ):
4. Tổ chức nơi làm việc (1đ):
5. Thời gian (1đ):
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích
Trang bị cho người học:
- Kỹ năng cấu hình định tuyễn động dùng giao thức OSPF
- Kỹ năng nhận biết và khắc phục các lỗi thông thường khi định tuyến động dùng OSPF
2. Yêu cầu
Sau khi hoàn thành bài thực hành, người học cần đạt được các yêu cầu sau:
- Cấu hình thành công định tuyến tĩnh động dùng OSPF.
- Xử lý các lỗi thông thường khi định tuyến.
- Nắm được ưu điểm của OSPF so với các giao thức khác.
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH
➢ Lý thuyết:
OSPF là giao thức link-state điển hình. Mỗi router khi chạy giao thức sẽ gửi bản trạng thái
đường link của nó cho tất cả các router trong vùng. Sau một thời gian các router này sẽ đồng
nhất cơ sở dữ liệu với nhau, mỗi router đều có được một “bản đồ mạng” của cả vùng. OSPF
dùng giải thuật SPF để tính toán đường đi. Giải thuật này còn được gọi là giải thuật Dijkstra.
Các routing protocol nhóm link state không broadcast toàn bộ thông tin về bảng định tuyến
như RIP/IGRP; thay vào đó, OSPF sẽ dùng một quá trình để khám phá các láng giềng
(neighbor). Các láng giềng cũng có thể được định nghĩa tĩnh.
54
BÀI 4: CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG SỬ DỤNG GIAO THỨC RIP
Hoat động OSPF được mô tả thông qua các bước sau:
- Bầu chọn router ID
- Thiết lập quan hệ láng giềng
- Trao đổi thông tin trạng thái đường link
- Tính toán xây dựng bảng định tuyến
Lệnh hiệu chỉnh priority:
Router(config-if)#ip ospf priority number
Cấu hình định tuyến:
RouterX(config)#router ospf process-id
RouterX(config-router)#network [address] [wildcard-mask] area [area-id]
Xem bảng định tuyến:
R(config)#show ip route ospf
Dùng lệnh clear ip route * để xoá toàn bộ route từ bảng định tuyến
R1# clear ip route *
Dùng lệnh clear ip ospf process hoặc reload để kích hoạt lại quá trình định tuyến OSPF:
R1#clear ip ospf process
Xem quá trình gửi nhận thông tin định tuyến OSPF bằng lệnh debug ip ospf events:
R1#debug ip ospf events
Tắt chế độ debug bằng lệnh undebug all:
R1#undebug all
➢ Chuẩn bị :
- Máy tính có hệ điều hành Windows
- Thiết bị Cisco
- Dây cáp kết nối
➢ Thực hành:
1. Cấu hình OSPF đơn vùng
Phần thực hành này giúp người học nắm vững:
- Router R1, R2 sử dụng OSPF để quảng bá thông tin định tuyến
55
BÀI 4: CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG SỬ DỤNG GIAO THỨC RIP
- Router R1 hoạt động như DCE cung cấp xung clock cho R2
- Từ router R1, R2 ping được hết các địa chỉ trong mạng
Hình 5.1. Cấu hình định tuyến động OSPE đơn vùng
Các bước thực hiện: Đặt hostname, cấu hình cho các cổng loopback. FastEthernet và Serial
trên R1, R2.
Bước 1: Cấu hình trên R1
Router> en
Router# conf t
Router(config)# hostname R1
R1(config)# no ip domain-lookup
R1(config)#inter f0/0
R1(config-if)#ip addr 131.108.1.1 255.255.255.0
R1(config-if)#no keepalive
R1(config-if)#no shut
R1(config-if)#exit
R1(config)#
%LINK-3-UPDOWN: Interface FastEthernet0/0, changed state to up
%LINEPROTO-5-UPDOWN: Line protocol on Interface FastEthernet0/0, changed
state to up
R1(config)#int lo0
R1(config-if)#ip addr 131.108.4.1 255.255.255.255 -> đối với Loopback nên đặt netmask là
/32
R1(config-if)#int lo1
R1(config-if)#ip addr 131.108.4.2 255.255.255.255
56
BÀI 4: CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG SỬ DỤNG GIAO THỨC RIP
R1(config-if)#int lo2
R1(config-if)#ip addr 131.108.4.3 255.255.255.255
R1(config-if)#exit
R1(config)#int s0/1
R1(config-if)#ip addr 131.108.3.1 255.255.255.252
R1(config-if)#clock rate 64000
R1(config-if)#no shut
R1(config-if)#exit
Bước 2: Cấu hình trên R2
Router> en
Router# conf t
Router(config)# hostname R2
R2(config)# no ip domain-lookup
R2(config)#int f0/0
R2(config-if)#ip addr 131.108.2.1 255.255.255.0
R2(config-if)#no keepalive
R2(config-if)#no shut
R2(config-if)#int lo0
R2(config-if)#ip addr 131.108.4.4 255.255.255.255
R2(config-if)#int lo1
R2(config-if)#ip addr 131.108.4.5 255.255.255.255
R2(config-if)#int lo2
R2(config-if)#ip addr 131.108.4.6 255.255.255.255
R2(config-if)#exit
R2(config)#int s0/0
R2(config-if)#ip addr 131.108.3.2 255.255.255.252
R2(config-if)#no shut
Bước 3: Cấu hình giao thức định tuyến OSPF với process number là 1 trên R1 và lưu cấu
hình vào NVRAM
R1(config)#router ospf 1
R1(config-router)#network 131.108.1.0 0.0.0.255 area 0 -> OSPF đơn vùng bắt buộc phải
dùng area 0
R1(config-router)#network 131.108.4.1 0.0.0.0 area 0
57
BÀI 4: CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG SỬ DỤNG GIAO THỨC RIP
R1(config-router)#network 131.108.4.2 0.0.0.0 area 0
R1(config-router)#network 131.108.4.3 0.0.0.0 area 0
R1(config-router)#network 131.108.3.0 0.0.0.3 area 0
R1(config-router)#end
R1#copy run start
Chú ý:
- Giá trị process chỉ mang ý nghĩa cục bộ trên mỗi router, có thể chạy cùng lúc nhiều
process ospf khác nhau.
- Wildcard mask 0.0.0.0 sẽ chỉ chính xác địa chỉ nào được kiểm tra, wildcard mask
0.0.0.255 nghĩa là chỉ 3 octet đầu sẽ bị kiểm tra.
- Ví dụ: Network 131.1.1.0 , Wildcard mask 0.0.0.255 nghĩa là sẽ kiểm tra các địa chỉ
từ 131.1.1.1 đến 131.1.1.254
Bước 4: Cấu hình giao thức định tuyến OSPF với process number là 2 trên R2 và lưu cấu
hình vào NVRAM
R2(config)#router ospf 2
R2(config-router)#network 131.108.2.1 0.0.0.255 area 0
R2(config-router)#network 131.108.4.4 0.0.0.0 area 0
R2(confi ...