Danh mục

Giáo trình Thực tập Động cơ xăng - CĐ Giao thông Vận tải

Số trang: 133      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.03 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Thực tập Động cơ xăng cung cấp cho người học những kiến thức như: An toàn xưởng động cơ; Công tác vận hành động cơ; Hệ thống nhiên liệu trên động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí (BCHK); Hệ thống đánh lửa dùng vít lửa; Hệ thống đánh lửa bán bán dẫn; Một số hư hỏng thường gặp và quy trình tìm PAN hệ thống đánh lửa bán dẫn; Đo kiểm sức nén động cơ; PAN tổng hợp trên động cơ xăng sử dụng bộ chế hòa khí.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực tập Động cơ xăng - CĐ Giao thông Vận tải ỦY BAN NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI ------ GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐỘNG CƠ XĂNG Chủ biên: ThS. Ngô Văn Hợp Lưu hành nội bộ - Năm 2017 GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐỘNG CƠ XĂNG Lưu hành nội bộ - 8/2017 GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC a. Vị trí, tính chất môn học - Vị trí môn học: Là môn học chuyên ngành, được bố trí ở học kỳ 3 của khóa học và có thể bố trí dạy song song với các môn học, mô đun sau: Ngoại ngữ, Thực tập bảo dưỡng – Sửa chữa động cơ diesel, ... - Tính chất môn học: Môn học bắt buộc, kiểm tra kết thúc môn. b. Mục tiêu của môn học: Kiến thức chuyên môn - Sử dụng các thiết bị đo kiểm thành thạo và đúng kỹ thuật. - Mô đun này cung cấp những lý luận cơ bản nhất để sinh viên bước đầu đi sâu tìm hiểu, phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng. - Vận dụng các kiến thức vào việc xây dựng hoàn chỉnh các quy trình thao tác tháo lắp, kiểm tra, cân chỉnh và bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận của hệ thống nhiên liệu dùng trên động cơ xăng đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa theo yêu cầu của nhà chế tạo. - Củng cố kiến thức phần lý thuyết chuyên môn, vận dụng vào thực tế sản xuất. - Thực hiện tháo lắp, kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. - Thực hiện cân chỉnh và chẩn đoán những hư hỏng đúng phương pháp. - Thực hiện tổ chức nơi làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn trong quá trình thực tập. Kỹ năng nghề - Rèn luyện các thao tác cơ bản về phương pháp làm việc, sử dụng, bảo quản các dụng cụ đồ nghề, các trang thiết bị chuyên dùng. - Luyện tập kỹ năng, kỹ xảo, tích lũy kinh nghiệm về các công việc thực hành của hệ thống nhiên liệu xăng được trang bị trên các động cơ ô tô. - Thực hiện được các thao tác cân chỉnh các chi tiết chính của hệ thống nhiên liệu xăng trên động cơ. Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 1 - Biết giải quyết các vấn đề công nghệ (trong phạm vi cho phép theo quy định), vận dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, sử dụng thông tin khoa học để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong thiết kế, cải tiến, sửa chữa; nâng cao hiệu qủa sử dụng các thiết bị trong ngành do yêu cầu thực tiễn sản xuất đặt ra. Thái độ lao động - Rèn luyện cho học sinh thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác trong thực hiện công việc. - Thái độ biết lắng nghe, ham học hỏi, hứng thú với công nghệ. - Thái độ cầu tiến, biết tuân thủ nội quy, quy chế của trường, lớp. Các kỹ năng cần thiết khác - Bình tĩnh, tự tin biết kết hợp và làm việc theo nhóm. Nội dung môn học. Chương 1: An toàn xưởng động cơ Chương 2: Công tác vận hành động cơ Chương 3: Hệ thống nhiên liệu trên động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí (BCHK) Chương 4: Hệ thống đánh lửa dùng vít lửa Chương 5: Hệ thống đánh lửa bán bán dẫn Chương 6: Một số hư hỏng thường gặp và quy trình tìm PAN hệ thống đánh lửa bán dẫn Chương 7: Đo kiểm sức nén động cơ Chương 8: PAN tổng hợp trên động cơ xăng sử dụng bộ chế hòa khí Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 2 LỜI NÓI ĐẦU Trong vòng 20 năm trở lại đây, ngành công nghiệp ô tô đang phát triển rất mạnh mẽ. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng ô tô sử dụng trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là ô tô đời mới nên nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, kỹ thuật viên để phục vụ ngành công nghệ ô tô là rất lớn. Để giúp cho cán bộ hướng dẫn, người học và thợ sửa chữa ô tô những kiến thức về động cơ xăng sử dụng bộ chế hòa khí. Nên nhóm tác giả quyết định biên soạn: “Giáo trình thực tập động cơ xăng”. Kiến thức trong giáo trình được sắp xếp lôgic từ sơ đồ mạch điện, vị trí, quy trình tháo - lắp, phương pháp kiểm tra và sửa chữa từng chi tiết trong hệ thống. Đặc biệt trong giáo trình, có trình bày quy trình tìm PAN của một hiện tượng làm cho động cơ không hoạt động, hoặc hoạt động nhưng động cơ không hoạt động êm dịu. Dựa vào đó, nhóm tác giả đã tiến hành đưa ra quy trình kiểm tra cho từng triệu chứng để từ đó phát hiện được hư hỏng một cách nhanh chóng hơn. Trong quá trình biên soạn giáo trình này, nhóm tác giả đã kết hợp kinh nghiệm giảng dạy và nguồn tài liệu của hãng TOYOTA Việt Nam. Do thời gian có hạn nên không thể trình bày được các thông số hay quy trình kiểm tra của nhiều hãng xe vào giáo trình này, cho nên người dạy và người học có thể tham khảo thêm các tài liệu của các dòng xe khác để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn. Khi biên soạn giáo trình, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức thực tiễn có liên quan đến môn học và phù hợp với đối tượng sử dụng để giáo trình có tính thực tiễn. Nội dung của giáo trình: “THỰC TẬP ĐỘNG CƠ XĂNG” được biên soạn với thời lượng là 90 giờ thực hành, bao gồm các chương sau: Chương 1: An toàn xưởng động cơ Chương 2: Công tác vận hành động cơ Chương 3: Hệ thống nhiên liệu trên động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí (BCHK) Chương 4: Hệ thống đánh lửa dùng vít lửa Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 3 Chương 5: Hệ thống đánh lửa bán bán dẫn Chương 6: Một số hư hỏng thường gặp và quy trình tìm PAN hệ thống đánh lửa bán dẫn Chương 7: Đo kiểm sức nén động cơ Chương 8: PAN tổng hợp trên động cơ xăng sử dụng bộ chế hòa khí Giáo trình được biên soạn cho đối tượng là sinh viên Cao đẳng ngành Công nghệ Ô tô và cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho học sinh TCCN, CĐN cũng như kỹ th ...

Tài liệu được xem nhiều: