Danh mục

Giáo trình Thuế - Kế toán Thuế (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.00 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Thuế - Kế toán Thuế (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 nhằm cung cấp cho bạn những kiến thức về các khoản thuế khác và lệ phí khác; thuế tài nguyên; thuế môn bài và lệ phí trước bạ. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung giáo trình này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thuế - Kế toán Thuế (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long BÀI 5: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Mục tiêu:- Nhận biết được vị trí quan trọng của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với sự phát triểnkinh tế.- Trình bày được những vấn đề cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp.- Xác định được doanh thu tính thuế, chi phí hợp lý để tính ra được thu nhập chịu thuếtrong từng thời kỳ.- Biết áp dụng thuế suất đúng quy định cho các loại hình doanh nghiệp.- Làm được bài tập và tính ra đúng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngânsách Nhà nước.Nội dung:1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò 1.1. Khái niệm: Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) là một loại thuế trực thu đánh vào lợinhuận của các doanh nghiệp.1.2. Đặc điểm - Là sắc thuế trực thu; - Người nộp thuế và người chịu thuế là một; - Là sắc thuế đảm bảo công bằng theo chiều dọc; - Đảm bảo an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. - Mang lại nguồn thu lớn cho NSNN.2. Nguyên tắc thiết lậpThứ nhất, đánh thuế phải đảm bảo công bằng. nguyên tắc này được hiểu là mọi đối tượngcó năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế và mọi người có điều kiện liên quan đến thuế nhưnhau phải được đối xử về thuế như nhau. Tính công bằng vẫn được đảm bảo trong cảtrường hợp có sự khác nhau về điều kiện, thể hện ở việc nếu có điều kiện khác nhau thìnhững đối tượng khác nhau nhưng cùng loại thì phải được đối xử với nhau tương ứng.Các đối tượng có điều kiện như nhau phải nộp những loại thuế giống nhau và những đốitượng khi có đủ điều kiện để được khuyến khích, ưu đãi về thuế cũng được hưởng sự đốixử tương ứng.Thứ hai, đánh thuế phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế. Việcđánh thuế vừa phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước vừa phải đảm bảo ngườinộp thuế không phải nôp số thuế quá lớn. Nếu tổng số thuế phải trả quá lớn, đời sốngnhân dân lao động không được đảm bảo, nền kinh tế sẽ bị trì trệ một cách gián tiếp; tìnhtrạng trốn thuế sẽ xảy ra. Còn nếu thuế thu được quá ít sẽ ảnh hưởng đến hoạt động củaNhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Do vậy cần có sự hài hòa giữa lợiích nhà nước và người nộp thuế. Cân bằng sao cho không gây phản ứng thuế của người 45dân mà Nhà nước vẫn duy trì được hoạt động của mình. Khi ban hành một loại thuế,không những xem xét nhu càu chi tiêu của Chính phủ mà còn cần tính toán đến khả năngtài chính của người nộp thuế, cụ thể số thuế phải nộp đó sẽ chiếm bao nhiêu phần trongthu nhập, doanh thu của người nộp thuế hay mức thuế đưa ra có gây ảnh hưởng quá lớnđến thu nhập hay không…Thứ ba, đánh thuế phải đảm bảo dễ hiểu, đạt hiệu quả. Nội dung của nguyên tắc này làcác loại thuế phải đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu cho mọi đối tượng và có tính ổn định đồngthời hệ thống thuế phải được tổ chức sao cho chi phí quản lí thuế không cao hơn mức màmục tiêu đề ra cho phép. Cũng như những văn bản pháp luật khác, văn bản pháp luật vềthuế khi được ban hành cần phải rõ ràng, dễ hiểu để các đối tượng có liên quan dễ dàngthực hiện, nhất là việc quy định về các loại thuế và cách tính thuế. Đồng thời, khi banhành một loại thuế cũng cần phải cân nhắc và tính toán đến mối tương quan giữa tổng thudự tính đạt được và chi phí dự tính chi trả cho việc thu và quản lí thuế. Tránh không đượcđể xảy ra việc mức phí bỏ ra cho hoạt động thu một loại thuế nào đấy cao hơn mức thuếthu được.Thứ tư, đánh thuế phải đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng tính thuế phảichịu một loại thuế nhiều lần. Khi ban hành một loại thuế cần tránh tình trạng thuế chồnglên thuế. Để đảm bảo được nguyên tắc này thì hệ thống pháp luật thuế của một quốc giaphải “bóc tách” những phần của đối tượng tính thuế đã nằm trong diện chịu loại thuế đó ởgiai đoạn trước. bên cạnh đó, hệ thống pháp luật thuế giữa các quốc gia cũng cần tính tớikhả năng các nhà đầu tư, công dân của quốc gia này nhưng có đối tượng tính thuế ở mộtquốc gia khác, để tránh cho việc trùng lặp không xảy ra khi xây dựng hệ thống pháp luậtthuế, cần tham khảo, tìm hiểu về pháp luật thuế ở các quốc gia khác trước khi xây dựngpháp luật ở nước mình. Ví dụ như giữa Việt Nam và Ba Lan có kí kết Hiệp định về tránhđánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập3. Tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chứcnăng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hộiThuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nướcThuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩysản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàndiện của Nhà nướcThuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nướctrong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: