Giáo trình Thuế (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
Số trang: 47
Loại file: pdf
Dung lượng: 689.29 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Thuế (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) là tài liệu phục vụ cho việc học và nghiên cứu của học sinh, sinh viên trình độ trung cấp trước khi ra trường và bước vào thực tiễn công việc. Giáo trình kết cấu gồm 6 chương và chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: thuế thu nhập doanh nghiệp; các khoản thuế và lệ phí khác;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thuế (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô CHƯƠNG 5: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Mã chương: MH21.05 Mục tiêu: - Nhận biết được vị trí quan trọng của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, đồng thời giải thích được việc Nhà nước quản lý điều tiết hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ thông qua sắc thiếu này. - Trình bày được những vấn đề cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp. - Xác định được doanh thu tính thuế, chi phí được trừ để tính ra được thu nhập chịu thuế trong từng thời kỳ. - Biết áp dụng thuế suất đúng quy định cho các loại hình doanh nghiệp. - Làm đúng bài tập và tính ra đúng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Nội dung chính 1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc thiết lập và tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp 1.1. Khái niệm Là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. 1.2. Đặc điểm Là sắc thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập những người có vốn đóng góp trong công ty, có tính chất điều tiết sản xuất kinh doanh. Tính chất trực thu được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế. Đặc điểm của tính trực thu là việc đánh thuế có tính đến khả năng của người nộp thuế. Tuy nhiên, thuế TNDN thường không sử dụng thuế suất lũy tiến mà sử dụng thuế suất đồng nhất. Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải chịu thuế. Là thuế khấu trừ trước thuế TNCN. Thu nhập mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như : lợi tức cổ phần, lãi tiền gửi ngân hàng, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy, thuế TNDN cũng có thể coi là một biện pháp quản lý thu nhập cá nhân. Tuy là thuế trực thu song thuế thu nhập cá nhân không gây phản ứng mạnh mẽ bằng thuế thu nhập cá nhân. 61 1.3. Nguyên tắc thiết lập của thuế thu nhập doanh nghiệp a. Phải bao quát được mọi khoản thu nhập phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp Việc bỏ sót nguồn thu không chỉ ảnh hưởng tới NSNN mà còn vi phạm nguyên tắc công bằng khi đánh thuế. Tuy nhiên khi thiết kế thuế tùy theo mục đích quản lý của Nhà nước mà vẫn có những khoản thu nhập không hoặc chưa nằm trong phạm vi điểu chỉnh của thuế. b. Thống nhất cách xác định thu nhập chịu thuế - Xác đinh nghĩa vụ nộp thuế theo nguyên tắc cơ sở thường trú và nguồn phát sinh thu nhập. Một doanh nghiệp coi là cơ sở thường trú ở nước nào thì sẽ bị đánh thuế trên mọi khoản thu nhập bất kể phát sinh trong hay ngoài nước. Thoe nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập thì một doanh nghiệp bị đánh thuế vào khoản thu nhập nếu phát sinh tại nước đánh thuế, bất kể doanh nghiệp có thường trú hay không thường trú. Các nước cần có quy định cụ thể để tránh đánh trùng thuế. - Thu nhập phải bằng tiền hoặc tính ra tiền ghi nhận trong kỳ tính thuế - Thu nhập xác định dựa trên doanh thu của doanh nghiệp và các khoản chi phí gắn liền với doanh thu. c. Nguyên tắc khấu trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế - Chi phí được trừ phải là những khoản chi phí có liên quan tới việc tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. - Là các khoản thực chi và có căn cứ hợp pháp. - Là khoản chi có mức trả hợp lý, phù hợp với giá cả thị trường hoặc các định mức kinh tế kỹ thuật. - Khoản chi phải có tính thu nhập hơn là tính vốn. d. Quy định thời gian để xác định thu nhập chịu thuế Do tính chất phức tạp của các khoản thu, có những khoản thu một năm hoặc nhiều năm mới thu được nên việc quy định thời gian của các khoản thu có tính ước định sao cho việc tính toán đơn giản, đảm bảo công bằng giữa đối tượng nộp thuế, đảm bao nguồn thu cho ngân sách và tính khả thi của việc đánh thuế. Thông thường thời gian là năm tài chính, năm Dương lịch. e. Xác định mức thuế suất hợp lý Do thuế bị chi phối bởi các chính sách kinh tế của Nhà nước từng thời kỳ, việc thiết kế thuế suất bao gồm có thuế suất phổ thông và ưu đãi, các trường hợp miễn, giảm thuế. Mục tiêu nhằm khuyến khích các nhà đầu tư từng ngành nghề nhất định. 62 1.4. Tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp - Được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội. - Là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước và có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. - Xuất phát từ yêu cầu quản lý các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong từng thời kỳ thông qua việc quy định đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, thuế suất, sử dụng thuế suất và các ưu đãi thuế, Nhà nước thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô. 2. Nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp 2.1. Đối tượng nộp thuế - Đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp) bao gồm: + Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nước, luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, luật đầu tư.. + Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực. + Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã. + Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam. - Doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức nước ngoài sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam không theo luật đầu tư, luật doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế TNDN theo hướng dẫn riêng của Bộ tài chính, trừ trường hợp các doanh nghiệp này có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế theo luật thuế TNDN. 2.2. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thuế (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô CHƯƠNG 5: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Mã chương: MH21.05 Mục tiêu: - Nhận biết được vị trí quan trọng của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, đồng thời giải thích được việc Nhà nước quản lý điều tiết hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ thông qua sắc thiếu này. - Trình bày được những vấn đề cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp. - Xác định được doanh thu tính thuế, chi phí được trừ để tính ra được thu nhập chịu thuế trong từng thời kỳ. - Biết áp dụng thuế suất đúng quy định cho các loại hình doanh nghiệp. - Làm đúng bài tập và tính ra đúng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Nội dung chính 1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc thiết lập và tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp 1.1. Khái niệm Là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. 1.2. Đặc điểm Là sắc thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập những người có vốn đóng góp trong công ty, có tính chất điều tiết sản xuất kinh doanh. Tính chất trực thu được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế. Đặc điểm của tính trực thu là việc đánh thuế có tính đến khả năng của người nộp thuế. Tuy nhiên, thuế TNDN thường không sử dụng thuế suất lũy tiến mà sử dụng thuế suất đồng nhất. Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải chịu thuế. Là thuế khấu trừ trước thuế TNCN. Thu nhập mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như : lợi tức cổ phần, lãi tiền gửi ngân hàng, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy, thuế TNDN cũng có thể coi là một biện pháp quản lý thu nhập cá nhân. Tuy là thuế trực thu song thuế thu nhập cá nhân không gây phản ứng mạnh mẽ bằng thuế thu nhập cá nhân. 61 1.3. Nguyên tắc thiết lập của thuế thu nhập doanh nghiệp a. Phải bao quát được mọi khoản thu nhập phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp Việc bỏ sót nguồn thu không chỉ ảnh hưởng tới NSNN mà còn vi phạm nguyên tắc công bằng khi đánh thuế. Tuy nhiên khi thiết kế thuế tùy theo mục đích quản lý của Nhà nước mà vẫn có những khoản thu nhập không hoặc chưa nằm trong phạm vi điểu chỉnh của thuế. b. Thống nhất cách xác định thu nhập chịu thuế - Xác đinh nghĩa vụ nộp thuế theo nguyên tắc cơ sở thường trú và nguồn phát sinh thu nhập. Một doanh nghiệp coi là cơ sở thường trú ở nước nào thì sẽ bị đánh thuế trên mọi khoản thu nhập bất kể phát sinh trong hay ngoài nước. Thoe nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập thì một doanh nghiệp bị đánh thuế vào khoản thu nhập nếu phát sinh tại nước đánh thuế, bất kể doanh nghiệp có thường trú hay không thường trú. Các nước cần có quy định cụ thể để tránh đánh trùng thuế. - Thu nhập phải bằng tiền hoặc tính ra tiền ghi nhận trong kỳ tính thuế - Thu nhập xác định dựa trên doanh thu của doanh nghiệp và các khoản chi phí gắn liền với doanh thu. c. Nguyên tắc khấu trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế - Chi phí được trừ phải là những khoản chi phí có liên quan tới việc tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. - Là các khoản thực chi và có căn cứ hợp pháp. - Là khoản chi có mức trả hợp lý, phù hợp với giá cả thị trường hoặc các định mức kinh tế kỹ thuật. - Khoản chi phải có tính thu nhập hơn là tính vốn. d. Quy định thời gian để xác định thu nhập chịu thuế Do tính chất phức tạp của các khoản thu, có những khoản thu một năm hoặc nhiều năm mới thu được nên việc quy định thời gian của các khoản thu có tính ước định sao cho việc tính toán đơn giản, đảm bảo công bằng giữa đối tượng nộp thuế, đảm bao nguồn thu cho ngân sách và tính khả thi của việc đánh thuế. Thông thường thời gian là năm tài chính, năm Dương lịch. e. Xác định mức thuế suất hợp lý Do thuế bị chi phối bởi các chính sách kinh tế của Nhà nước từng thời kỳ, việc thiết kế thuế suất bao gồm có thuế suất phổ thông và ưu đãi, các trường hợp miễn, giảm thuế. Mục tiêu nhằm khuyến khích các nhà đầu tư từng ngành nghề nhất định. 62 1.4. Tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp - Được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội. - Là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước và có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. - Xuất phát từ yêu cầu quản lý các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong từng thời kỳ thông qua việc quy định đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, thuế suất, sử dụng thuế suất và các ưu đãi thuế, Nhà nước thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô. 2. Nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp 2.1. Đối tượng nộp thuế - Đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp) bao gồm: + Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nước, luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, luật đầu tư.. + Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực. + Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã. + Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam. - Doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức nước ngoài sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam không theo luật đầu tư, luật doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế TNDN theo hướng dẫn riêng của Bộ tài chính, trừ trường hợp các doanh nghiệp này có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế theo luật thuế TNDN. 2.2. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Thuế Kế toán doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp Nguyên tắc thiết lập thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế bảo vệ môi trường Thuế thu nhập cá nhân Thuế tài nguyênGợi ý tài liệu liên quan:
-
3 trang 305 0 0
-
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 254 0 0 -
Mẫu Giấy xác nhận thuế thu nhập đã nộp tại Việt Nam - song ngữ (Mẫu số 04/HTQT)
5 trang 248 0 0 -
3 trang 239 8 0
-
2 trang 222 0 0
-
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
156 trang 214 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
23 trang 197 0 0 -
92 trang 193 5 0
-
CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
10 trang 190 0 0 -
Yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận Hà Đông
17 trang 181 0 0