Giáo trình Thuế: Phần 2
Số trang: 74
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.16 MB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp nối phần 1, phần 2 giáo trình gồm nội dung các chương: Thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản thuế và lệ phí khác. Cuốn sách nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về thuế, cũng như đáp ứng yêu cầu về giảng dạy, học tập và nghiên cứu của sinh viên thuộc ngành kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thuế: Phần 2 Chương 4 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc thiết lập và tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp 1.1. Khái niệm Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. 1.2. Đặc điểm - Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người chịu thuế. - Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Thuế GTGT, thuế TTĐB là một số tiền cộng them vào giá bán của hàng hoá, dịch vụ, người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ là người tập hợp thuế và nộp vào Kho bạc. Bởi vậy, nó chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tiêu dùng hàng hoá. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN. - Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lãi tiền gửi ngân hang, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết… là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy, thuế TNDN cũng có thể coi là một biện pháp quản lý thu nhập cá nhân. - Tuy là thuế trực thu song thuế TNDN không gây phản ứng mạnh mẽ bằng thuế thu nhập cá nhân vì nó khá mơ hồ đối với người chịu thuế. Ở các nước tuy có sự khác nhau về phạm vi bao quát, đối tượng áp dụng, các mức thuế suất hoặc các ưu đãi thuế TNDN, nhưng trong cách thiết lập thuế TNDN đều quán triệt các nguyên tắc cơ bản nhất định. 1.3. Nguyên tắc thiết lập thuế thu nhập DN - Thứ nhất, thuế TNDN phải bao quát được mọi khoản thu nhập phát sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp. Việc bỏ sót nguồn thu không chỉ làm ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước mà Tổ bộ môn Kế toán DN - 77 - Trường Cao đẳng nghề Nam Định còn vi phạm nguyên tắc công bằng khi đánh thuế. Tuy nhiên, khi thiết kế thuế TNDN, tùy theo mục đích điều tiết hoặc các mục đích khác trong quản lý của nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, theo quy định của pháp luật có những khoản thu nhập không trong phạm vi điều tiết của thuế TNDN, hoặc tạm thời chưa nằm trong phạm vi điều tiết của thuế TNDN. - Thứ hai, thống nhất cách xác định thu nhập chịu thuế. Để xác định chính xác thu nhập chịu thuế và đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế TNDN cần có sự thống nhất trong cách xác định thu nhập chịu thuế. Do đó thu nhập chịu thuế phải được xác định trong các trường hợp cụ thể: + Xác định nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo nguyên tắc cơ sở thường trú và nguồn phát sinh thu nhập. Theo đó, sẽ xác định được doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế ở nước nào và doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc cơ sở thường trú, một doanh nghiệp được coi là cơ sở thường trú của nước nào thì bị đánh thuế trên mọi khoản thu nhập, bất kể thu nhập đó phát sinh ở trong nước hay ở nước ngoài. Theo nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập, một doanh nghiệp bị đánh thuế vào khoản thu nhập nếu khoản thu nhập đó phát sinh tại nước đánh thuế, bất kể doanh nghiệp đó có phải là cơ sở thường trú của nước đó hay không. + Thu nhập phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp phải là thu nhập bằng tiền hoặc tính ra được bằng tiền và ghi nhận trong kỳ tính thuế. + Thu nhập chịu thuế TNDN được xác định trên cơ sở doanh thu của doanh nghiệp và các khoản chi phí gắn liền với quá trình tạo ra doanh thu. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước trong từng thời kỳ nhất định mà các khoản chi phí miễn trừ được pháp luật quy định khác nhau. - Thứ ba, nguyên tắc khấu trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế. Thuế TNDN thực chất điều tiết vào lợi nhuận của doanh nghiệp, trong khi đó, lợi nhuận của doanh nghiệp bị phụ thuộc vào doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các khoản chi phí. Pháp luật của mỗi nước quy định các khoản chi phí được khấu trừ để xác định thu nhập chịu thuế có khác nhau, nhưng thông thường phải là chi phí hợp lý và khi khấu trừ phải quán triệt các nguyên tắc sau: + Các khoản chi phí được khấu trừ phải là những khoản chi phí có liên quan tới việc tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Tổ bộ môn Kế toán DN - 78 - Trường Cao đẳng nghề Nam Định + Đó là các khoản chi phí thực sự có chi ra và có căn cứ hợp pháp. + Là các khoản chi phí có mức trả hợp lý: phù hợp với giá cả thị trường hoặc các định mức kinh tế - kỹ thuật. + Khoản chi đó phải có tính thu nhập hơn là tính vốn. Tuy nhiên, trên thực tế trong những trường hợp cụ thể việc xác định các khoản chi phí được khấu trừ còn tùy thuộc vào tính chất phát sinh thu nhập và chi phí có liên quan. - Thứ tư, quy định thời gian để xác định thu nhập chịu thuế Do tính chất phức tập của các khoản thu nhập phát sinh và thời gian nhận được các khoản thu nhập, có những khoản thu nhập doanh nghiệp nhận được trong một năm, nhưng cũng có những khoản thu nhập nhận được trong nhiều năm, nên việc quy định thời gian để xác định doanh thu và thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có tính ước định để sao cho cách tính toán đơn giản, đảm bảo công bằng giữa đối tượng nộp thuế, đảm bảo nguồn thu cho NSNN và đảm bảo tính khả thi của việc đánh thuế. Trong thực tiễn các nước có quy định khác nhau về thời gian xác định doanh thu làm cơ sở tính thuế, nhưng thông thường là năm tài chính (12 tháng). - Thứ năm, xác định thuế suất thuế TNDN hợp lý. Thuế TNDN bị chi phối trực tiếp bởi các chính sách kinh tế, xã hội của nhà nước, do đó, trong khi thiết kế nên có các mức thuế suất phổ thông, có các thuế suất ưu đãi và các trường hợp miễn, giảm thuế. Quy định như vậy là cần thiết để khuyến khích các nhà đầu tư trong các ngành nghề kinh doanh hoặc các lĩnh vực nhất định, nhưng không nên quá phức tạp, vừa làm giảm cơ sở tính thuế, vừa tạo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thuế: Phần 2 Chương 4 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc thiết lập và tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp 1.1. Khái niệm Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. 1.2. Đặc điểm - Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người chịu thuế. - Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Thuế GTGT, thuế TTĐB là một số tiền cộng them vào giá bán của hàng hoá, dịch vụ, người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ là người tập hợp thuế và nộp vào Kho bạc. Bởi vậy, nó chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tiêu dùng hàng hoá. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN. - Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lãi tiền gửi ngân hang, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết… là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy, thuế TNDN cũng có thể coi là một biện pháp quản lý thu nhập cá nhân. - Tuy là thuế trực thu song thuế TNDN không gây phản ứng mạnh mẽ bằng thuế thu nhập cá nhân vì nó khá mơ hồ đối với người chịu thuế. Ở các nước tuy có sự khác nhau về phạm vi bao quát, đối tượng áp dụng, các mức thuế suất hoặc các ưu đãi thuế TNDN, nhưng trong cách thiết lập thuế TNDN đều quán triệt các nguyên tắc cơ bản nhất định. 1.3. Nguyên tắc thiết lập thuế thu nhập DN - Thứ nhất, thuế TNDN phải bao quát được mọi khoản thu nhập phát sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp. Việc bỏ sót nguồn thu không chỉ làm ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước mà Tổ bộ môn Kế toán DN - 77 - Trường Cao đẳng nghề Nam Định còn vi phạm nguyên tắc công bằng khi đánh thuế. Tuy nhiên, khi thiết kế thuế TNDN, tùy theo mục đích điều tiết hoặc các mục đích khác trong quản lý của nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, theo quy định của pháp luật có những khoản thu nhập không trong phạm vi điều tiết của thuế TNDN, hoặc tạm thời chưa nằm trong phạm vi điều tiết của thuế TNDN. - Thứ hai, thống nhất cách xác định thu nhập chịu thuế. Để xác định chính xác thu nhập chịu thuế và đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế TNDN cần có sự thống nhất trong cách xác định thu nhập chịu thuế. Do đó thu nhập chịu thuế phải được xác định trong các trường hợp cụ thể: + Xác định nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo nguyên tắc cơ sở thường trú và nguồn phát sinh thu nhập. Theo đó, sẽ xác định được doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế ở nước nào và doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc cơ sở thường trú, một doanh nghiệp được coi là cơ sở thường trú của nước nào thì bị đánh thuế trên mọi khoản thu nhập, bất kể thu nhập đó phát sinh ở trong nước hay ở nước ngoài. Theo nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập, một doanh nghiệp bị đánh thuế vào khoản thu nhập nếu khoản thu nhập đó phát sinh tại nước đánh thuế, bất kể doanh nghiệp đó có phải là cơ sở thường trú của nước đó hay không. + Thu nhập phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp phải là thu nhập bằng tiền hoặc tính ra được bằng tiền và ghi nhận trong kỳ tính thuế. + Thu nhập chịu thuế TNDN được xác định trên cơ sở doanh thu của doanh nghiệp và các khoản chi phí gắn liền với quá trình tạo ra doanh thu. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước trong từng thời kỳ nhất định mà các khoản chi phí miễn trừ được pháp luật quy định khác nhau. - Thứ ba, nguyên tắc khấu trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế. Thuế TNDN thực chất điều tiết vào lợi nhuận của doanh nghiệp, trong khi đó, lợi nhuận của doanh nghiệp bị phụ thuộc vào doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các khoản chi phí. Pháp luật của mỗi nước quy định các khoản chi phí được khấu trừ để xác định thu nhập chịu thuế có khác nhau, nhưng thông thường phải là chi phí hợp lý và khi khấu trừ phải quán triệt các nguyên tắc sau: + Các khoản chi phí được khấu trừ phải là những khoản chi phí có liên quan tới việc tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Tổ bộ môn Kế toán DN - 78 - Trường Cao đẳng nghề Nam Định + Đó là các khoản chi phí thực sự có chi ra và có căn cứ hợp pháp. + Là các khoản chi phí có mức trả hợp lý: phù hợp với giá cả thị trường hoặc các định mức kinh tế - kỹ thuật. + Khoản chi đó phải có tính thu nhập hơn là tính vốn. Tuy nhiên, trên thực tế trong những trường hợp cụ thể việc xác định các khoản chi phí được khấu trừ còn tùy thuộc vào tính chất phát sinh thu nhập và chi phí có liên quan. - Thứ tư, quy định thời gian để xác định thu nhập chịu thuế Do tính chất phức tập của các khoản thu nhập phát sinh và thời gian nhận được các khoản thu nhập, có những khoản thu nhập doanh nghiệp nhận được trong một năm, nhưng cũng có những khoản thu nhập nhận được trong nhiều năm, nên việc quy định thời gian để xác định doanh thu và thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có tính ước định để sao cho cách tính toán đơn giản, đảm bảo công bằng giữa đối tượng nộp thuế, đảm bảo nguồn thu cho NSNN và đảm bảo tính khả thi của việc đánh thuế. Trong thực tiễn các nước có quy định khác nhau về thời gian xác định doanh thu làm cơ sở tính thuế, nhưng thông thường là năm tài chính (12 tháng). - Thứ năm, xác định thuế suất thuế TNDN hợp lý. Thuế TNDN bị chi phối trực tiếp bởi các chính sách kinh tế, xã hội của nhà nước, do đó, trong khi thiết kế nên có các mức thuế suất phổ thông, có các thuế suất ưu đãi và các trường hợp miễn, giảm thuế. Quy định như vậy là cần thiết để khuyến khích các nhà đầu tư trong các ngành nghề kinh doanh hoặc các lĩnh vực nhất định, nhưng không nên quá phức tạp, vừa làm giảm cơ sở tính thuế, vừa tạo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Thuế Thuế giá trị gia tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế thu nhập doanh nghiệp Tài liệu về thuế Lệ phí doanh nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
3 trang 279 12 0
-
3 trang 239 8 0
-
2 trang 230 0 0
-
CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
10 trang 190 0 0 -
Yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận Hà Đông
17 trang 181 0 0 -
6 trang 166 0 0
-
1 trang 141 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán thuế GTGT và TNDN tại Công ty TNHH Khách Sạn – Nhà Hàng Hoa Long
114 trang 126 0 0 -
10 trang 109 0 0
-
TÀI LIỆU VỀ HƯỚNG DẪN KÊ KHAI, NỘP THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
24 trang 108 0 0