Danh mục

Giáo trình Tiện (Nghề: Công nghệ Hàn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Số trang: 173      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.42 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Tiện (Nghề: Công nghệ Hàn) gồm có 2 chương và 11 bài, cung cấp cho người học những kiến thức như: Nhập môn nghề tiện; Tiện trụ ngoài và mặt đầu; Gia công lỗ trụ; Gia công mặt côn; Gia công ren tam giác; Vận hành bảo dưỡng máy phay; Phay mặt phẳng song song, vuông góc
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tiện (Nghề: Công nghệ Hàn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NGHỀ: TIỆN TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP NGHỀ (Ban hành kèm theo Quyết định số:..................................................) Lào Cai, Năm 2019 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong chiến lược phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa nhất là trong lĩnh vực cơ khí – Nghề cắt gọt kim loại là một nghề đào tạo ra nguồn nhân lực tham gia chế tạo các chi tiết máy móc đòi hỏi học sinh, sinh viên trong trường cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm chủ các công nghệ sau khi ra trường tiếp cận được các điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khoa Cơ khí - động lực Trường Cao đẳng Lào Cai đã biên soạn cuốn giáo trình này. Nội dung của mô đun để cập đến các công việc, bài tập cụ thể về phương pháp và trình tự gia công các chi tiết. Căn cứ vào trang thiết bị của nhà trường và khả năng tổ chức học sinh thực tập ở các công ty, doanh nghiệp bên ngoài mà nhà trường xây dựng các bài tập thực hành áp dụng cụ thể phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện tại trên địa bàn. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các bạn và đồng nghiệp để cuốn giáo trình hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Khoa Cơ khí - động lực – trường Cao đẳng Lào Cai Lào Cai, ngày tháng năm 2019 Tác giả: MỤC LỤC TRANG CHƯƠNG I. KỸ THUẬT TIỆN Bài 1.Nhập môn nghề tiện........................................................................... Bài 2. Tiện trụ ngoài và mặt đầu........................................................... Bài 3. Gia công lỗ trụ................................................................................... Bài 4. Gia công mặt côn............................................................................... Bài 5. Gia công ren tam giác........................................................................ CHƯƠNG II. KỸ THẬT PHAY Bài 1. Vận hành bảo dưỡng máy phay........................................................ Bài 2. Dao phay.......................................................................................... Bài 3. Phay mặt phẳng ngang..................................................................... Bài 4. Phay mặt phẳng song song, vuông góc........................................... Bài 5. Phay mặt phẳng nghiêng................................................................. Bài 6. Phay rãnh........................................................................................ CHƯƠNG I: KỸ THUẬT TIỆN BÀI 2 : TIỆN MẶT TRỤ NGOÀI VÀ MẶT ĐẦU. 1. Tiện trục trơn ngắn. 1.1. Khái niệm về những chi tiết có mặt trụ ngoài. - Các chi tiết máy như trục, bánh răng, chốt, píttông đều có mặt ngoài là mặt trụ. - Mặt ngoài được tạo bởi một đường thẳng quay quanh một đường tâm cố định song song với nó. Vì vậy, muốn tiện được chi tiết mặt trụ ngoài a chi tiết phải quay tròn, dao chuyển động tịnh tiến song song với đường tâm chi tiết. - Công việc tiện ngoài là tiến hành bóc đi những lớp kim loại ở xung quanh vật gia công để đạt được những kích thước, hình dáng theo đúng yêu cầu bản vẽ. a. Hình trụ b. Trục trơn c. Trục bậc Hình 2.1.1: Các bề mặt trụ ngoài 1.2. Yêu cầu đối với mặt trụ ngoài. - Độ thẳng của đường sinh. - Độ hình trụ : Mọi tiết diện cắt vuông góc với đường tâm phải bằng nhau (không có hình côn, tang trống hay yên ngựa). - Độ tròn : Các tiết diện cắt vuông góc với đường tâm phải có độ tròn xoay (không bị ô van, không có cạnh). - Độ đồng tâm : Trục của tất cả các bậc của chi tiết bậc nằm trong một đường thẳng chung. D D d d D d b. Mặt yên ngựa a. Mặt côn c. Mặt tang trống d. Hình ô van d. Hình nhiều cạnh Hình 2.1.2: Các dạng bề mặt sai hỏng của bề mặt trụ ngoài - Trong thực tế, không thể có những chi tiết mặt ngoài là hình trụ tuyệt đối vì trong quá trình gia công sẽ có những sai lệch xảy ra. Sai lệch cho phép về hình dáng hình học, vị trí tương quan giữa các bề mặt chi tiết được ghi trên bản vẽ bằng ký hiệu hoặc ghi chú. Ví dụ : Độ côn cho phép trên chiều dài 100 mm là 0,05. Hình 2.1.3: Ký hiệu trên bản vẽ về độ côn cho phép 1.3. Phương pháp tiện trục trơn ngắn. 1.3.1. Dao tiện trụ ngoài. - Dao tiện thô có thể là dao đầu thẳng và dao đầu cong, các dao này không chỉ để tiện ngoài mà còn dùng để khoả mặt đầu của chi tiết. - Dao tiện thô có góc  = 30  60o, 1 = 10  30o. Góc  nhỏ dùng để gia ...

Tài liệu được xem nhiều: