Giáo trình Tin học cung cấp cho người học những kiến thức như: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản; Sử dụng máy tính cơ bản; Xử lý văn bản cơ bản; Sử dụng bảng tính cơ bản; Sử dụng trình chiếu cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tin học: Phần 2 - Trường CĐ Nghề Đà Nẵng
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin
Thời gian (giờ)
MÃ MÔN HỌC CHƯƠNG IV: SỬ DỤNG
LT TH BT KT TS
MH 05 BẢNG TÍNH CƠ BẢN
4 25 0 0 29
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:
- Trình bảy được một số kiến thức cơ bản về bảng tính, trang tính; sử dụng phần
mềm Microsoft Excel
- Sử dụng được phần mềm xử lý bảng tính Microsoft Excel để tạo bảng tính, trang
tính; nhập và định dạng dữ liệu; sử dụng các biểu thức toán học, các hàm cơ bản để
tính toán các bài toán thực tế.
Các vấn đề chính sẽ được đề cập
- Kiến thức cơ bản về bảng tính (Workbook)
- Sử dụng Microsoft Excel
- Thao tác với ô
- Làm việc với trang tính(Worksheet)
- Định dạng ô, dãy ô
- Biểu thức và hàm
- Biểu đồ
- Kết xuất và phân phối trang tính, bảng tính
A. NỘI DUNG:
1. Kiến thức cơ bản về bảng tính (Workbook)
1.1. Khái niệm bảng tính
Bảng tính (Workbook) trong Excel là một tập hợp của những loại trang tính
(Worksheet) khác nhau như: dữ liệu, đồ thị, Macro, ... và thường có liên quan với nhau.
Một bảng tính có thể chứa từ 1 đến 255 trang tính.
Tên trang tính được biểu thị trên những Tab ở cạnh dưới, bên trái cửa sổ Excel.
Khi cần làm việc đến trang tính nào, ta chỉ cần di chuyển vào Click vào Tab chứa tên
bảng tính đó (Tab chứa tên bảng tính hiện hành sẽ được làm đậm màu để phân biệt).
Để di chuyển đến những trang tính khác trong Workbook, bạn chọn các nút: (bảng
tính đầu), (bảng tính cuối), (bảng tính kế cận).
Trong tập tin bảng tính (Workbook), ta có thể:
- Chèn thêm hoặc xoá bớt những trang tính.
- Đổi tên trang tính (chiều dài tối đa là 31 ký tự).
Giáo trình Tin Học Trang 83
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin
- Sao chép hoặc di chuyển những trang tính trong phạm vi Workbook hoặc đến
những tập tin Workbook khác
- Che giấu những trang tính.
1.2. Các bước xây dựng bảng tính thông thường
Nhằm tạo ra một bảng tính để nhập dữ liệu, tính toán dữ liệu, xuất dữ liệu. Ta cần
thực hiện các bước cơ bản sau:
- Khởi động phần mềm Microsoft Excel để tạo ra bảng tính mới.
- Nhập dữ liệu, định dạng và hiệu chỉnh dữ liệu, thực hiện các phép tính toán, ...
- Lưu bảng tính đã thực hiện trước khi thoát khỏi phần mềm.
2. Sử dụng Microsoft Excel
2.1. Làm việc với phần mềm Microsoft Excel
Microsoft Excel là một phần mềm lập bảng tính nằm trong bộ Office của
Microsoft. Excel giúp người dùng dễ dàng:
- Tính toán, phân tích số liệu
- Lập thống kê, báo cáo
- Truy xuất dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu khác
- Lập đồ thị thống kê và sơ đồ
- Tạo macro để tự động hóa các công việc thường nhật
- Và nhiều tính năng ứng dụng trong từng lĩnh vực khác nhau…
2.1.1. Mở, đóng phần mềm
a. Khởi động Microsoft Excel (từ Windows) :
Bước 1: Nhấn vào nút Start.
Bước 2: Tìm kiếm Microsoft Office từ menu phụ và nhấn vào nó.
Bước 3: Tìm kiếm Microsoft Excel 2016 và nhấn chuột vào đó.
Ứng dụng Microsoft Excel 2016 khởi động và cửa sổ Window hiện ra như hình
dưới. Chúng ta có thể lựa chọn tạo ra 1
workbook (Blank workbook) trống hay
workbook dựa trên một workbook đã có.
b. Thoát khỏi Excel :
Cách 1 : Mở menu FILE, chọn lệnh Hình 4.1. – Cửa sổ khởi động Excel 2016
EXIT.
Cách 2 : Click chuột vào biểu tượng đóng cửa sổ EXCEL
Cách 3 : Bấm Alt - F4
Giáo trình Tin Học Trang 84
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Khoa Công Nghệ Thông Tin
2.1.2. Giao diện Microsoft Excel
Khi khởi động Microsoft Excel, ta sẽ có một trang tính mới được hiển thị như sau:
Thanh Quick Access Toolbar Thanh tiêu đề Thanh Robbon
Địa chỉ ô Thanh công thức Tên cột
Thanh cuộn dọc
Tên dòng
Thanh cuộn ngang
Tên trang tính Thanh trạng thái Chế độ xem Phóng to/thu nhỏ
Hình 4.2 - Giao diện Excel 2016
a. Thanh tiêu đề (Title Bar) :
+ Thanh Customize Quick Access Toolbar: chứa các lệnh thường xuyên sử dụng.
+ Tên bảng tính đang được mở.
+ Cuối cùng bên góc phải thanh tiêu đề lần lượt là trợ giúp Excel, Thu nhỏ, Phóng
to cửa sổ và nút đóng cửa sổ làm việc Excel.
b. Thanh Robbon (Robbon Commands): Chứa các nhóm thẻ lệnh, có giao diện trực qian
giúp bạn dễ dàng thao tác với bảng tính.
+ Home: Là nơi chứa các nút lệnh được sử dụng thường xuyên trong quá trình làm
việc như: cắt, dán, sao chép, định dạng tài liệu, các kiểu mẫu có sẵn, chèn hay xóa dòng
hoặc cột, sắp xếp, tìm kiếm, lọc dữ liệu,…
+ Insert: Chèn các loại đối tượng vào bảng tính như: bảng biểu, vẽ sơ đồ, đồ thị,
ký hiệu, …
+ Page Layout: Chứa các nút lệnh về việc hiển thị bảng tính và thiết lập in ấn.
+ Formulas: Chèn công thức, đặt tên vùng (range), công cụ kiểm tra theo dõi công
thức, điều khiển việc tính toán của Excel.
+ Data: Các nút lệnh thao đối với dữ liệu trong và ngoài Excel, các danh sách, phân
tích dữ liệu,…
+ Review: Các nút lệnh kiểm lỗi chính tả, hỗ trợ dịch từ, ...