Danh mục

Giáo trình Tổ chức hoạt động giáo dục: Phần 1 - Đỗ Công Tuất

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.28 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Tổ chức hoạt động giáo dục nhằm trang bị cho người giáo viên tương lai những tri thức cơ bản về công tác giáo dục học sinh trong nhà trường trung học, qua đó rèn luyện ở họ những kỹ năng sử dụng các phương pháp giáo dục, biện pháp tiếp cận học sinh cũng như các tổ chức xã hội nhằm kết hợp trong công tác giáo dục. Nội dung giáo trình gồm 5 chương. Phần 1 giáo trình trình bày chương 1 - Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tổ chức hoạt động giáo dục: Phần 1 - Đỗ Công Tuất TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Giáo trìnhTỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Người biên soạn: ĐỖ CÔNG TUẤT LƯU HÀNH NỘI BỘ Tháng 8 năm 2000 Lời nói đầu Để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên khoa Sư phạm, tài liệu “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNGGIÁO DỤC” được biên soạn.Mục đích của tài liệu này là trang bị cho người giáo viên tương lai những tri thức cơ bản về công tácgiáo dục học sinh trong nhà trường trung học, qua đó rèn luyện ở họ những kỹ năng sử dụng cácphương pháp giáo dục, biện pháp tiếp cận học sinh cũng như các tổ chức xã hội nhằm kết hợp trongcông tác giáo dục.Nôị dung tài liệu gồm 5 chương, đó là:Chương 1: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học.Chương 2: Phương pháp làm việc với các tổ chức học sinh trong nhà trường trung học.Chương 3: Phương pháp kết hợp với gia đình và Hội phụ huynh học sinh.Chương 4: Phương pháp phối hợp với cộng đồng nơi ở của gia đình học sinh và cơ quan - nơi làmviệc của cha mẹ học sinh.Chương 5: Tổ chức kết hợp với các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục học sinh.Trong quá trình biên soạn tài liệu, tác giả có sử dụng tư liệu của một số tài liệu Giáo dục học. Đặcbiệt, trong phần câu hỏi và bài tập, có một số tình huống ứng xử sư phạm được rút ra từ cuốn “Sựthông minh trong ứng xử sư phạm”.Để tài liệu hoàn thiện hơn, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc.Xin chân thành cảm ơn.CHƯƠNG 0: Mục đích nội dung của học phần Tổ chức giáo dụcMục đíchTổ chức hoạt động giáo dục (TCHĐGD) là một trong những học phần của bộ môn Giáo dục họcdùng cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm. Học phần này nhằm mục đích cungcấp cho người sinh viên - những người làm công tác giáo dục trong một tương lai gần những hiểubiết cần thiết về các lĩnh vực:1. Vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo - các nhà giáo dục trong sự nghiệp giáo dụcthế hệ trẻ, theo Hồ Chủ tịch - đó là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết. Để giáo dục thế hệ trẻ trởthành những lớp người kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của thế hệ cha anh, những người làmcông tác giáo dục trước hết phải biết xây dựng, tập hợp, liên kết và khai thác được sức mạnh của tấtcả các lực lượng trong và ngoài nhà trường vào công tác giáo dục.2. Những tri thức cơ bản về phương pháp tổ chức, giáo dục, hình thành cho người sinh viên nhữngkỹ năng tổ chức các lực lượng trong và ngoài nhà trường vào công tác giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệttạo cho người sinh viên - nhà giáo dục trong tương lai có khả năng ứng phó linh hoạt, sáng tạo trongcông việc của mình. Sau khi nghiên cứu xong học phần này, người sinh viên sẽ nắm được hàng loạtcác vấn đề, cụ thể là các vấn đề sau:+ Các lực lượng trong xã hội cùng góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ là những cơ quan, tổ chứcnào.+ Cách thức làm việc với các tổ chức xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ ra sao.Những nội dung cần liên kết giữa nhà trường với các tổ chức xã hội ngoài nhà trường bao gồm cácvấn đề gì.+ Tại sao trong công tác giáo dục thế hệ trẻ cần phải tổ chức liên kết, phối hợp với các tổ chức xã hộinày.Điều đặc biệt cần thiết trước mắt là giúp cho người sinh viên có khả năng vận dụng một cách linhhoạt và sáng tạo trong các đợt thực tế, kiến tập, thực tập sư phạm.Nội dungHọc phần TCHĐ GD có 5 chương theo thứ tự sau:Chương 1: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học.Ở mỗi lớp học trong nhà trường trung học đều có một giáo viên phụ trách chung - chúng ta quen gọilà giáo viên chủ nhiệm lớp. Chương này nhằm trang bị cho người học các vấn đề sau:+ Vị trí, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp.+ Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm lớp.+ Nội dung công tác, phương pháp tác động tới học sinh của người giáo viên chủ nhiệm lớp.+ Những phẩm chất, năng lực mà người giáo viên chủ nhiệm lớp cần có.Chương 2: Phương pháp làm việc với các tổ chức học sinh trong nhà trường trung học.Trong nhà trường trung học tồn tại một số tổ chức học sinh như sau:+ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh+ Hội liên hiệp thanh niên học sinh+ Tổ chức câu lạc bộ.Đối với các thầy giáo, cô giáo, việc tìm hiểu, nắm vững phương pháp làm việc với các tổ chức họcsinh trong nhà trường trung học là rất cần thiết. Đặc biệt đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp điềunày càng cần thiết hơn.Việc nghiên cứu nội dung chương này nhằm mục đích giúp cho người giáo sinh thấy được các tổchức học sinh trong trường học cũng là một đối tượng cần được quan tâm, giúp đỡ của người giáoviên chủ nhiệm lớp, ngoài việc các tổ chức này là một lực lượng giáo dục tác động đến các em họcsinh. Xây dựng các tập thể học sinh chính là tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh để các thànhviên của nó tham gia tích cực vào hoạt động chung.Chương 3: Phương pháp kết hợp với gia đình và Hội phụ huynh học sinhGia đình học sinh, Hội phụ huynh học sinh là một lực lượng giáo dục rất q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: