Danh mục

Giáo trình Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo (Dùng cho học viên hệ đào tạo từ xa)

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 576.47 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (41 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo (Dùng cho học viên hệ đào tạo từ xa) trình bày lý luận chung về hoạt động vui chơi, phương pháp hướng dẫn trò chơi cho trẻ mẫu giáo, tổ chức hoạt động vui chơi trong chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo (Dùng cho học viên hệ đào tạo từ xa) TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Hồ Thị Hạnh GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO (Dùng cho học viên hệ đào tạo từ xa) Nghệ An - 2011 1 LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI. 1. QUAN ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI. 1.1.Quan niệm sinh vật hoá trò chơi. - Ở lứa tuổi MN chơi chính là cuộc sống của trẻ. Đặc biệt là lứa tuổi MG, chơi là hoạt động chủ đạo, trong khi chơi trẻ hoạt động sôi nổi, hết mình và chủ động như chính cuộc sống của mình; Khi chơi trẻ thỏa sức suy nghĩ, tìm tòi, ước mơ, tưởng tượng hết sức phong phú như nào là lái xe, nào là chữa bệnh, hay chú công nhân xây dựng…cái gì cũng có thể làm được. Một cháu gái cũng có thể trở thành “nàng tiên”, “công chúa”, hay “lực sĩ”. Chính sự tưởng tượng ngây thơ đó đã đem lại cho trẻ niềm vui vô bờ và đó thực sự là giây phút hạnh phúc nhất của trẻ thơ. Người lớn cần nuôi dưỡng trí tưởng tượng ngây thơ này cho trẻ bằng trò chơi hấp dẫn hay truyện cổ tích. Nếu thiếu trò chơi và truyện cổ tích thì đời sống TL của trẻ trở nên khô cằn, khó mà phát triển bình thường được. Vậy chơi là gì? Có nhiều quan niệm khác nhau về HĐVC của trẻ MN. G. Spencer cho rằng: chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa ở trẻ em giống như con vật non. Những năng lượng dư thừa ở con vật không được sử dụng trong hoạt động thực nên đã được tiêu khiển qua việc bắt chước hành động thực đó bằng trò chơi. ở trẻ em, trò chơi là sự bắt chước bản thân và người lớn. Trong trò chơi những bản năng nghịch ngợm phá phách của trẻ được đáp ứng. Học thuyết sức dư thừa của Spencer có những khía cạnh được thừa nhận nhưng vẫn mâu thuẫn với thực tiễn, bởi vì tham gia vào trò chơi không chỉ có những cháu khoẻ mạnh mà có cả những cháu bệnh tật (sức khoẻ yếu). Chơi không chỉ có tiêu hao năng lượng dư thừa mà còn có tác dụng khôi phục sức khoẻ cho trẻ. Sự dư thừa năng lượng chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện trò chơi chứ không phải nguyên nhân tạo ra trò chơi. S.Freud cho rằng trò chơi trẻ em là hành vi bản năng tình dục. Những say mê, mong ước, những biểu hiện bí ẩn của trẻ đều liên quan đến bản năng tình dục nhưng chúng không được thể hiện trong cuộc sống của trẻ nên biểu hiện trong trò chơi. Arian sumo Seipt dựa trên quan điểm của Freud cho ra đời thuyết trò chơi trị liệu. Bà cho rằng chơi là phương tiện để làm bình thường hoá các quan hệ của trẻ với người lớn, với thực tế xung quanh, xua tan nỗi bực tức, làm lành mọi tổn thương. G. Piagie - TLH Thụy sĩ coi trò chơi là một trong những hoạt động trí tuệ, là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ, tạo ra sự thích nghi của trẻ với môi trường. * Tất cả các quan niệm trên dù có hạn chế, nhưng đều có đóng góp nhất định là khẳng định vai trò của trò chơi đối với cuộc sống của con người, nhất là trẻ em. 1.2. Quan niệm của các nhà TLH- GDH phương Tây Một số nhà GDH, TLH Phương Tây như Vallon, N. Khrixtencer cũng chỉ ra rằng, trò chơi của trẻ là sự phản ánh cuộc sống, là hoạt động của chúng được quy định bởi những điều kiện XH. Trẻ nhắc lại những ấn tượng đã được trải nghiệm vào trò chơi một cách có chọn lọc. Trò chơi không phải là bất biến, nó phản ánh hiện thực xã hội luôn vận động và phát triển. 1.3.Các nhà GDH- TLH Mác xít coi trò chơi là một hoạt động đặc trưng của xã hội loài người, phản ánh cuộc sống lao động, sinh hoạt của con người. Trò chơi của trẻ em không có nguồn gốc sinh học mà có nguồn gốc xã hội, được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác không theo con đường giáo dục. Theo G.V.Plêkhanốp, trò chơi là cầu nối các thế hệ với nhau, là phương tiện truyền tải thành tựu văn hoá từ đời này sang đời khác. 2 Đ.B. Encônhin cùng quan điểm với Plêkhanốp cho rằng nhu cầu và sự ham hiểu biết thế giới xung quanh chính là nguồn gốc động lực giúp trẻ tích cực hoạt động trong trò chơi. Trẻ có nhu cầu chơi vì chúng mong muốn hiểu biết thêm về thế giới xung quanh. Từ những quan niện trên, dưới góc độ lý thuyết hoạt động, ta có thể hiểu : Chơi là một hoạt động mà động cơ của nó nằm trong quá trình chơi chứ ko phải nằm trong kết quả của hoạt động, khi chơi, trẻ ko chú tâm vào một lợi ích thiết thực nào cả, trong trò chơi các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và XH được mô phỏng lại, chơi mang lại cho trẻ trạng thái tinh thần vui vẻ, phấn chấn, dễ chịu. 2. Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ tuổi MN Hoạt động vui chơi của trẻ em, đặc biệt là của trẻ MG có những đặc điểm sau : + HĐVC mang tính hồn nhiên, vô tư. Nghĩa là trong khi chơi trẻ ko chủ tâm nhằm tới một lợi ích thiết thực nào cả. Cái thúc đẩy trẻ chơi chính là sự hấp dẫn của đồ chơi và bản thân quá trình chơi chứ ko phải kết quả chơi. Trẻ chơi chỉ để vui, có vui thì mới chơi, vui là một thuộc tính vốn có của chơi. + HĐVC là HĐ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: