Danh mục

Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

Số trang: 74      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.29 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Trắc địa biển" cung cấp cho học viên những nội dung về: khái quát công tác trắc địa biển; các phương pháp và thiết bị định vị trên biển; các phương pháp đo sâu trong trắc địa biển và xử lý kết quả đo nghiệm triều; các phương pháp đo vẽ thành lập bản đồ biển;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Trắc địa biển - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH ------------------- Chủ biên: ThS.Nguyễn Thị Mai Anh GIÁO TRÌNH TRẮC ĐỊA BIỂN (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Quảng Ninh – 2019 1 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA BIỂN1.1. KHÁI NIỆM VỀ BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG Như chúng ta biết, 3/4 bề mặt trái đất là mặt nước. Trong khi lục địa bị phân cắt thành các mảnh riêng biệt thì mặt nước trên Trái Đất lại liên thông với nhau thành một mảng liên tục được gọi chung là đại dương thế giới. Đại dương thế giới chiếm diện tích 360 triệu km2, khoảng 70,8% trong số 510 km2 diện tích bề mặt của trái đất. Nó chứa khoảng 1.370 triệu km3 nước, tức khoảng 94% dung tích nước của lớp thủy quyển trên hành tinh của chúng ta. Đại dương thế giới (ĐDTG) được phân chia thành các phần khác nhau căn cứ vào đặc điểm cấu tạo địa chất và các dấu hiệu địa lý tự nhiên cụ thể. Đại dương thế giới được hợp thành từ bốn đại dương có tên là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Các đặc trưng địa mạo chính của các đại dương cho ở bảng 1.1. Bảng 1.1. Đặc điểm hình thái cơ bản của các đại dương thế giới Diện Tỉ lệ so Thể tích Độ sâu tích Vị trí sâu Đại dương 6 sánh các biển (10 Trung Sâu nhất 2 ĐDTG (106 km3) km ) bình nhất Thái Bình 179.679 50% 723.699 4.028 11.034 Vực Marian Dương Thung lũng Đại Tây Dương 93.363 25% 337.699 3.926 9.219 Puetorico Thung lũng Ấn Độ Dương 74.917 21% 291.945 3.897 8.047 Javan Bắc Băng Lòng chảo 13.100 4% 1.6980 1.025 5.449 Dương Frama Đại Dương Thế 361.059 100% 1.370.323 3.975 11.034 Giới 1.1.1 Phân loại biển Mỗi đại dương lại bao gồm các biển. Biển là một phần đại dương ăn sâu vào đất liềnhay bị chia cắt bởi các đảo có các đặc tính của chế độ thủy văn riêng biệt. Cũng như đạidương, biển được chia làm nhiều loại. 1. Theo vị trí, người ta chia biển làm bốn loại: Biển giữa các lục địa, biển nội địa,biển ven, giửa điểm các đảo. - Biển giữa các lục địa: Là biển nằm giữa hai lục địa nối với đại dương bằng một haynhiều eo biển. Tiêu biểu nhất của loại này là biển Caribe, Đại Trung Hải... - Biển nội địa: Nằm trong phạm vi một lục địa nối với các dương bằng một hay nhiềueo biển. Ví dụ: Ban Tích, Hắc Hải - Biển ven: Nối thông sâu vào đất liền. Ví dụ: Biển Ôkhot... - Biển giữa các đảo: Là biển ngăn cách đại dương bằng các đảo. Ví dụ: Biển Panda,Suzu... 2. Theo độ sâu, người ta chia biển thành biển sâu và biển cạn. - Biển sâu: Là biển có độ sâu hàng ngàn mét. Ví dụ: Hắc Hải. 2 - Biển cạn: Là biển có độ sâu dưới vài trăm mét. Ví dụ: Baren. 3. Ngoài ra, người ta chia biển thành biển hồ và biển máng theo cấu địa chất. - Biển hồ: Là biển có lõm sâu khép kín được hạn chế rõ rệt bằng các giới hạn dướinước. - Biển máng: Là biển không có lõm sâu khép kín như thế và độ sâu luôn tăng theođộ xa bờ. Thông thường, các biển sâu là biển hồ, các biển cạn là biển máng. 4. Ngoài ra, đại dương còn bao gồm những phần nhỏ hơn là eo biển, vịnh, đầmvà vũng. - Eo biển: Là phần đại dương hay biển tương đối hẹp, duỗi dài giữa hai phần đất vànối hai vùng nước với nhau. - Vịnh: Là phần đại dương hay biển lấn vào đất liền và ít bị chia cắt bởi các vùngnước chính, do đó chế độ thủy văn khác chút ít so với các vùng nước kín. -Đầm: Là vùng nước gần bờ tách biệt đại dương bằng doi cát tạm thời hay vĩnh viễn. -Vũng:Là vịnh nhỏ được chia cắt rõ rệt với cùng nước chính bằng các vùng đất haycác đảo có chế độ nước riêng. 1.1.2.Địa hình đáy đại dương Đại hình đáy đại dương cũng có hình dạng phức ...

Tài liệu được xem nhiều: