Danh mục

Giáo trình trắc địa - chương 1 : Những kiến thức cơ bản về trắc địa

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 403.35 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trắc địa là một ngành khoa học của quả đất có nhiệm vụ đo vẽ bản đồ một phần hay toàn bộ bề mặt quả đất, xác định hình dạng kích thước quả đất. Thuật ngữ “trắc địa” theo tiếng Hy Lạp cùng nghĩa “Phân chia đất đai”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình trắc địa - chương 1 : Những kiến thức cơ bản về trắc địa MỞ ĐẦU KHÁI NIỆM MÔN HỌC I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ MÔN TRẮC ĐỊA Trắc địa là một ngành khoa học của quả đất có nhiệm vụ đo vẽ bản đồ một phần hay toàn bộ bề mặt quả đất, xác định hình dạng kích thước quả đất. Thuật ngữ “trắc địa” theo tiếng Hy Lạp cùng nghĩa “Phân chia đất đai”. Hiện nay ngành trắc địa được chia ra các ngành chính sau: * Trắc địa cao cấp: Nghiên cứu hình dạng kích thước quả đất, xây dựng mạng lưới toạ độ độ cao quốc gia có độ chính xác cao làm cơ sở cho các ngành chuyên môn khác. * Trắc địa địa hình: Nghiên cứu đo vẽ các yếu tố địa vật, dáng đất và cách biểu thị chúng lên mặt phẳng dưới dạng bản đồ. * Trắc địa ảnh: Nghiên cứu các phương pháp chụp ảnh bề mặt đất để thành lập bản đồ. * Trắc địa công trình: Chuyên nghiên cứu thiết kế thi công, theo dõi biến dạng các công trình xây dựng. * Chế in bản đồ : Có nhiệm vụ biên tập và chế in các loại bản đồ dựa vào kết quả đo vẽ ở thực địa. * Trắc địa vũ trụ: Cung cấp các số liệu đo đạc về các hành tinh trong vũ trụ cho các ngành có liên quan. * Máy và dụng cụ trắc địa: Nghiên cứu chế tạo các loại máy, dụng cụ trắc địa. II. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA BAO GỒM: - Đo đường thẳng, đo góc, đo độ cao. - Xử lý kết quả đo đạc. - Thành lập các bản đồ, bình đồ, mặt cắt. - Sử dụng bản đồ, bình đồ, mặt cắt, các tài liệu đo đạc để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau. - Môn trắc địa liên hệ mật thiết với toán học, vật lý, thiên văn. Toán học giúp môn trắc địa có khả năng phân tích tính toán các kết quả đo được. - Vật lý học là cơ sở để chế tạo máy trắc địa, thiên văn giúp cho công tác trắc địa có tài liệu gốc, cần thiết trong đo đạc. - Môn trắc địa còn yêu cầu kiến thức về hình học, vẽ kỹ thuật, địa lý, địa mạo, chụp ảnh. III. VAI TRÒ MÔN HỌC Trắc địa là ngành kỹ thuật cơ sở cung cấp những tài liệu ban đầu cho nhiều ngành khác nhau, đồng thời công tác trắc địa gắn với các giai đoạn: quy hoạch, http://www.ebook.edu.vn 1 khảo xát, thiết kế, thi công nghiệm thu của các ngành đó. Trong xây dựng kinh tế phải sử dụng bản đồ để vạch kế hoạch và đề ra những nội dung cần thiết. Trong quốc phòng bản đồ dùng vạch kế hoạch tác chiến, xây dựng các khu vực chiến lược, các căn cứ quân sự. Trong ngành địa chính công tác trắc địa có nhiệm vụ nghiên cứu các hiện tượng và quá trình xảy ra trong sự phân bố hiện trạng sử dụng đất, điều tra xác định những thông tin cơ bản về vị trí, kích thước, diện tích đất đai và các vật phụ thuộc trên đó, đồng thời tiến hành điều tra quyền sở hữu, quyền sử dụng, phân loại sử dụng, phân hạng đất nhằm cung cấp những thông tin về đất đai kịp thời phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Sản phẩm của đo đạc địa chính là: bản đồ địa chính và các văn bản mang tính kỹ thuật và pháp lý cao, các sản phẩm này là thành phần chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính để thực hiện các công tác quản lý nhà nước về đất đai. http://www.ebook.edu.vn 2 Phần thứ nhất NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRẮC ĐỊA Chương 1 KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRẮC ĐỊA I. HÌNH DẠNG KÍCH THƯỚC QUẢ ĐẤT I.1. Hình dạng quả đất Quả đất không phải là vật thể đều đặn nó bao gồm đại dương và lục địa, diện tích bề mặt khoảng 510 triệu km2 trong đó đại dương chiếm 71%, lục địa chiếm 29%. Độ sâu trung bình của quả đất ở đại dương là 3800m, sâu nhất là hố Marian ở gần Philippin (sâu 11032m), độ cao trung bình của đất liền 875m, chỗ cao nhất là đỉnh Chô-mô-lung-ma trong dãy Hymalaya là 8882m, bề mặt tự nhiên của quả đất không thể biểu thị bởi một quy luật nào. Trong đo đạc người ta thay thế bằng mặt nước gốc quả đất. Mặt nước gốc quả đất là mặt nước biển trung bình ở trạng thái yên tĩnh kéo dài xuyên qua lục địa và hải đảo tạo thành một mặt cong khép kín và có đặc tính là các đường dây dọi từ ngoài vào đều vuông góc với mặt cong đó Mặt nước gốc không đi qua mặt nước biển trung bình yên tĩnh gọi là mặt nước gốc quy ước, các mặt nước gốc quy ước song song với mặt nước gốc quả đất. Do vật chất không phân bố đều trong quả đất nên mặt nước gốc không có dạng toán học chính tắc, để tiện lợi trong tính toán ta coi mặt nước gốc quả đất có dạng gần đúng với mặt Elipxôit tròn xoay gọi là Elipxôit quả đất (Hình 1-1). I.2. Kích thước quả đất P Kích thước của Elipxôit trái đất bao gồm bán kính a−b lớn a, bán kính nhỏ b, độ dẹt cực α= b ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: