Danh mục

Giáo trình Triết học - Phần Duy vật lịch sử

Số trang: 193      Loại file: doc      Dung lượng: 1.06 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quan niệm duy vật lịch sử là một phát minh vĩ đại của C.Mác, là kết quả tất yếu trong sự phát triển tư tưởng Triết học nhân loại. Đây là sự kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đồng thời là kết quả sự phản ánh yêu cầu của thực tiễn xã hội. Giáo trình Triết học - Phần Duy vật lịch sử sẽ đi sâu vào Triết học duy vật lịch sử và mang đến cho người đọc những hiểu biết sâu sắc về nội dung trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Triết học - Phần Duy vật lịch sử Chương 1 CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1. Cuộc cách mạng trong triết học về xã hội 1.1. Những tư tưởng triết học xã hội trước Mác Quan niệm duy vật lịch sử là một phát minh vĩ đại của C.Mác, là kết quả tất yếu trong sự phát triển tư tưởng triết học nhân loại. Đây là sự kế thừa nh ững thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đồng thời là kết quả sự phản ánh yêu cầu của thực tiễn xã hội. Từ thời cổ đại các nhà triết học đã muốn làm sáng tỏ bản chất đời sống xã hội và có những mầm mống, những yếu tố của quan niệm về lịch sử. Trong lịch sử triết học Phương Đông, các nhà triết học đã đặt vấn đề rất sớm tìm hiểu về con người và xã hội. Triết học Ấn Độ cổ, trung đại đi tìm nỗi khổ của con người trong đời sống tâm linh, tìm cách giải thoát con người bằng siêu thoát cá nhân. Triết học Trung Quốc cổ, trung đại đi tìm nguyên nhân biến động, rối loạn xã hội trong bản tính con người. Theo tư tưởng triết học Nho Gia, bản tính con người có thiện, có ác. Các nhà triết học Phương Tây thời cổ đại như Hêracrít (485- 425 TCN); Platôn (472-347 TCN); Xôcơrát (469- 425 TCN); Đêmôcơrit (460-370 TCN), Arixtốt (384-322 TCN)… bước đầu đã thể hiện phương pháp lịch sử trong nghiên cứu xã hội. Đặc biệt là về ý tưởng xây dựng một thể chế chính trị - xã hội trong đó việc quản lý nhà nước phải do các nhà triết học và khoa học đảm trách. Một số nhà triết học thời Trung cổ đã giải thích lịch sử theo quan niệm thần học như Ôguytxtanh (354- 430), Phôma Acvinxki. Theo họ, lịch sử xã hội là sự thể hiện của “mệnh trời”; cuộc sống của xã hội loài người là một tấm bi kịch của cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Đến thời kì Phục Hưng, trong tư tưởng của một số nhà triết học đã có những yếu tố triết học lịch sử. Điều đó được thể hiện trong quan điểm của các nhà triết học cùng với các nhà nghiên cứu văn hoá lịch sử khác. Họ tìm cách thoát khỏi quan điểm thần học, cố gắng xem xét lịch sử xã hội một cách tổng quan nền văn hoá lịch sử, đi sâu vào khía cạnh tinh thần của cá nhân con người. Hécđơ (1744 - 1803) coi sự phát triển xã hội là tiếp tục lịch sử tự nhiên. Xã hội là một chỉnh thể, quy luật xã hội cũng mang tính chất tự nhiên và bản tính con người 2 gắn với xã hội. Rútxô (1712 - 1778) chứng minh rằng sở hữu tư nhân là nguyên nhân của bất bình đẳng, của đối kháng xã hội và của sự xuất hiện nhà nước. Ông coi sự vận động xã hội diễn ra theo một trật tự tự nhiên, trong dó mọi người đều có quyền bình đẳng. Đặc biệt, ông có tư tưởng về biện chứng giữa tiến bộ và thoái bộ, giữa bình đẳng và bất bình đẳng trong tiến trình lịch sử, về m ột xã h ội lý tưởng với một nền dân chủ trực tiếp và một nhà nước tất cả quyền lực thuộc về nhân dân…Xanh xi mông (1760 - 1825) đã bảo vệ quan điểm về sự phát triển có quy luật của lịch sử; về tác dụng của chế độ tư hữu và giai cấp trong s ự phát triển xã hội; về mục đích giải phóng giai cấp công nhân; về tư tưởng nền sản xuất có kế hoạch là cơ sở của chế độ xã hội tương lai. Trong triết học cổ điển Đức đã có những yếu tố biện chứng về lịch sử. Tiêu biểu là tư tưởng triết học của Hêghen (1770 - 1831). Theo Hêghen, toàn bộ lịch sử là sự tự phát triển của “lý tính trong lịch sử” nhằm mục đích nhận thức “tinh thần thế giới”. Biện chứng của lịch sử xã hội là sự chuyển hoá lẫn nhau của cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên. Sự vận động của lịch sử là quá trình được cấu thành từ hành động của những cá nhân theo đuổi những mục đích và lợi ích riêng. Quá trình tự nhận thức “tinh thần thế giới” trải qua những giai đoạn phát triển ứng với trình độ của ý thức về tự do. Hêghen còn đi gần đến quan niệm duy vật lịch sử về bản chất của lao động, về ý nghĩa của lao động đối với sự hình thành con người và xã hội. Phoiơbắc phủ nhận quan niệm cho rằng, Thượng đế sáng tạo ra con người. Ông cho rằng, môi trường hoàn cảnh có tác động to lớn đến ý thức con người nhưng không nhận thấy bản chất xã hội của con người và vai trò hoạt động thực tiễn trong nhận thức, cải tạo thế giới của con người. Triết học duy vật nhân bản của Phoiơbắc là không triệt để, duy vật về tự nhiên nhưng duy tâm về xã hội. Trong tư tưởng triết học của Phoiơbắc con người được xem xét một cách trừu tượng, phi lịch sử, tách rời khỏi các quan hệ xã hội. Như vậy, lịch sử tư tưởng triết học trước Mác đã có những tư tưởng triết học xã hội có giá trị, làm tiền đề, điều kiện để triết học mácxít kế th ừa, phát triển quan niệm duy vật lịch sử. Tuy nhiên, do hạn chế lịch sử và các nguyên nhân khác nhau, các nhà triết học trước Mác đã giải thích lịch sử trên lập trường duy tâm, định mệnh. Họ đi tìm nguyên nhân của sự phát triển lịch sử ở tư tưởng; coi cá nhân, anh hùng quyết định sự phát triển lịch sử. Từ đó, họ quy tính tích cực của con người vào hoạt động tinh thần và tìm biện pháp cải tạo xã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: