Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Tuabin thuỷ lực: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Thí nghiệm mô hình và đường đặc tính tuabin; Chọn kiểu loại và các thông số cơ bản của tuabin; Điều chỉnh turbin nước;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tuabin thuỷ lực: Phần 2
CHƯƠNG 6: THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH VÀ ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH TUABIN
6.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của thí nghiệm mô hình
Mặc dù các phương pháp tính toán thủy lực thường dùng hiện nay để thiết kế tuabin
không ngừng được bổ sung và hoàn thiện nhưng muốn thu được một cách đầy đủ các
đặc tính của tuabin phai thông qua thí nghiệm. Phương ơháp tính toán thủy lực theo lý
thuyết chỉ cho phép nghiên cứu và đề xuất ra một số phương án hình dạng phần nước
qua của các tuabin. Còn việc phân tích, so sánh và chọn phương án tối ưu trong số các
phương án nói trên chỉ thực hiện được trên cơ sở các kết quả số liệu của thí nghiệm mô
hình. Nhờ kết quả của các thí nghiệm này có thể chỉnh lí thành các đường đặc tính mô
hình, từ đó xây dựng thành các đường đặc tính khác của tuabin thực tế.
Thí nghiệm tuabin có thể được tiến hành trong phòng thí nghiệm hay ngoài hiện
trường. Thí nghiệm tuabin ở ngoài hiện trường tuy có thể phản ánh đúng tình hình làm
việc thực tế của tuabin nhưng chi phí thí nghiệm tốn kém và không thể nghiên cứu đầy
đủ các điều kiện làm việc có thể có của tuabin. Thí nghiệm mô hình chia ra hai loại: thí
nghiệm năng lượng và thí nghiệm khí thực. Thí nghiệm đầu dùng để xác định hiệu suất
của tuabin khi tuabin chưa bị khí thực, còn thí nghiệm sau dùng để xác định hệ số khí
thực của tuabin. Thiết bị thí nghiệm năng lượng thường được tiến hành với các mẫu có
đường kính D1M = 250(180) ÷ 400(800)mm còn thí nghiệm khí thực thì D1M bé hơn
D1M = 250 ÷ 350mm.
6.2. Sơ đồ nguyên lý thí nghiệm
Hình 6.1: Sơ đồ nguyên lí thí nghiệm năng lượng của tuabin phản kích.
Hình 6.1 là sơ đồ nguyên lí giá thí nghiệm năng lượng. Sơ đồ này gồm có bể thượng
lưu 1, hạ lưu 2, bể chứa 3 và máy bơm 4. Mẫu thí nghiệm được lắp giữa hai bể nói
trên, ở đây cần đảm bảo các điều kiện tương tự về hình học của buồng tuabin và ống
hút. Khi làm việc, nước từ bể 1 chảy qua tuabin vào bể hạ lưu 2, ở đây lưu lượng Q
được đo bằng đập tràn thành mỏng tam giác vuông 6. Sau khi qua khỏi đập tràn, nước
chảy về bể chứa 3 và từ đó nước được máy bơm bơm vào bể thượng lưu 1 theo một hệ
thống cấp nước tuần hoàn.Máng tràn 7 lắp trong bể 1 có tác dụng duy trì mức nước
trong bể 1 không thay đổi, lượng nước thừa ra trong bể này sẽ được tháo về bể chứa 3.
Lưới ổn định 7 có nhiệm vụ ổn định dòng nước trước khi chảy vào tuabin, còn lưới ổn
định 9 thì có tác dụng làm lặng nước để đo lưu lượng qua đập tràn thành mỏng mà
bằng phương pháp thể tích (thùng đong) sẽ bảo đảm đo lưu lượng với độ chính xác cao
hơn. Cột nước thí nghiệm ở giá này có thể thay đổi từ 2÷5m.
Khi làm thí nghiệm cần đo các đại lượng chính sau đây:
Lưu lượng Q chảy qua tuabin được xác định theo mchiều cao lớp nước trên đỉnh
của đập tràn tam giác vuông hQ. Biết trị số hQ có thể xác định lưu lượng Q theo các
công thức kinh nnghiệm sau đây:
Q=1,343hQ2,47,(l/s) (4-1)
Hoặc dùng công thức đơn giản hơn:
Q=1,4 hQ2,5,(l/s) (4-2)
Trong đó:hQ- chiều cao mlớp nước trên đỉnh đập(m).
Cột nước làm việc H được đo bằng ống đo áp 10 và 11. Như vậy cột nước h ở đây
đựoc tính bằng hiệu số cao trình mực nước trong bể 1 và 2 và bỏ qua tổn thất cột nước
tổn thất trong đường dẫn tính từ bể 1 đến cửa vào buồng tuabin. Nếu dẫn nước vào
tuabinbằng ống áp lực có chiều dài khá lớn thì phải tính thêm trị số tổn thất cột nước
trong đường dẫn nữa.
Số vòng quay n trên tuabin có thể đo bằng vòng quay kế(vg/ph) kiểu li tâm hoặc
máy đếm số vòng quay bằng điện.
Mô men xoắn trên trục tuabin được đo bằng bộ hãm kiểu ma sát hình (6.2).
Mô men xoắn M trên trục tuabin được xác định theo công thức sau:
M=P.l (4-3)
Trong đó:
P - trọng lượng quả cân(N);
l - cánh tay đòn của bộ hãm, bằng khoảng cách từ điểm đặt quả cân trục tuabin.
Thí nghiệm được tiến hành với các trị số độ mở của bộ phận hướng nước ao. Độ mở
đó được tính bằng khoảng cách nhỏ nhất giữa hai cánh hướng nước kế tiếp nhau
(tuabin phản kích) hoặc số phần của hành tình lớn nhất của van kim(s) (đối với tuabin
gáo)(hình6.3).
Với mỗi độ mở ao cho tước, ta làm thí nghiệm với 6÷8 trị số phụ tải khác nhau (thay
đổi lực ma sát của má phanh bộ hãm).
Ta sẽ được 6÷8 điểm ứng với các trị số vòng quay n khác nhau. ỉng với các trị số
phụ tải đã chọn (trọng lượng quả cân), dùng các thiết bị đo lường kể trên có thể đo
được lưu lượng Q, số vòng quay trục tuabinn, và cột nước làm việc H (nếu trong suốt
quá trình thí ghiệm H không đổi thì không cần phải đo thông số này) rồi tính ra các
thông số quy dẫn theo các công thức (4-4) và (4-5).
Số vòng quay quy dẫn:
nD 1
n'I = =K1n (4-4)
H'
Lưu lượng quy dẫn:
Q
Q'I = =K2nQ (4-5)
D2I H
Hiệu suất tuabin:
N Mω P.lπn n
η= = = K3 (4-6)
N n γQH 30 γQH Q
Ở đây: N = M ω - công suất hữu ích của tuabin.
Nn = γ QH - công suất tiêu hao(công suất dòng nước).
D1 P.lπ
K1 = = cosnt; K3 = = const
H 30γH
Các số liệu đo được trong khi làm thí nghiệm và kết quả tính toán thường được
ghi thành các bảng biểu (bảng6.1).
Sau đây nghiên cứu các dạng đường đặc tính và cách vẽ dạng đường đó.
Số liệu đo được Kết quả tính đổi
Số Số vòng Lưu ...