Danh mục

Giáo trình và câu hỏi ôn tập môn kế toán

Số trang: 129      Loại file: doc      Dung lượng: 1.37 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kế toán là một lĩnh vực của khoa học kinh tế, là một chức năng không thể thiếu cùng với các chức năng tài chính, sản xuất, marketing và nhân sự trong công tác quản trị của mọi tổ chức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình và câu hỏi ôn tập môn kế toán CHƯƠNG 1 BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN Kế toán là một lĩnh vực của khoa học kinh tế, là một chức năng không thể thiếu cùngvới các chức năng tài chính, sản xuất, marketing và nhân sự trong công tác quản trị của mọi tổchức. Kế toán là gì và bản chất của nó như thế nào luôn là câu hỏi đầu tiên đối với những aibắt đầu nghiên cứu lĩnh vực khoa học này. Chương này nhằm giúp người học hiểu rõ v ềnguồn gốc ra đời và phát triển của kế toán, những nội dung chủ yếu của công tác kế toán, vaitrò của công tác kế toán cũng như các nguyên tắc kế toán cơ bản thường đ ược vận d ụngtrong thực tế.1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ KẾ TOÁN1.1.1. Quá trình hinh thành và phát triển của kế toán Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Ngaytừ thời xa xưa, với công cụ lao động hết sức thô sơ, con người cũng đã tiến hành hoạt đ ộngsản xuất bằng việc hái lượm hoa quả, săn bắn... để nuôi sống bản thân và cộng đ ồng. Hoạtđộng sản xuất là hoạt động tự giác, có ý thức và có mục đích của con người. Cho nên khitiến hành hoạt động sản xuất, con người luôn quan tâm đến các hao phí bỏ ra và nh ững kếtquả đạt được. Chính sự quan tâm này đã đặt ra nhu cầu tất yếu phải thực hiện quản lý hoạtđộng sản xuất. Xã hội loài người càng phát triển thì mức độ quan tâm c ủa con người đ ếnhoạt động sản xuất càng tăng và do đó, yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất cũng được nânglên. Để quản lý, điều hành hoạt động sản xuất nêu trên mà ngày nay gọi là hoạt động kinhtế cần phải có thông tin về quá trình hoạt động kinh tế đó. Thông tin đóng vai trò quyết đ ịnhtrong việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát quátrình kinh tế. Để có được thông tin đòi hỏi phải thực hiện việc quan sát, đo l ường, ghi chépvà cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế cho người quản lý. Kế toán là một trong cáccông cụ cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế phục vụ cho công tác quản lý các quá trìnhkinh tế đó. Quan sát là giai đoạn đầu tiên của việc phản ánh các quá trình và hiện tượng kinh tếphát sinh ở các tổ chức. Đo lường là việc xác định các nguồn lực, tình hình sử dụng các nguồn lực đó theonhững phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh riêng biệt, và các kết quả tạo ra từ quá trìnhđó bằng những thước đo thích hợp. Ghi chép là quá trình hệ thống hoá tình hình và kết quả các hoạt đ ộng kinh t ế trongtừng thời kỳ theo từng địa điểm phát sinh, làm cơ sở để cung cấp thông tin có liên quan chongười quản lý. Trải qua lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, kế toán có những đổi mới vềphương thức quan sát, đo lường, ghi chép và cung cấp thông tin cho phù hợp với điều kiệnkinh tế-xã hội. Có thể nhìn nhận những thay đổi này qua những hình thái kinh tế xã hội. Ở thời kỳ nguyên thủy, các cách thức đo lường, ghi chép, phản ánh được tiến hànhbằng những phương thức đơn giản, như: đánh dấu trên thân cây, ghi lên vách đá, buột nút trêncác dây thừng… để ghi nhận những thông tin cần thiết. Các công việc trên trong thời kỳ nàyphục vụ cho lợi ích từng nhóm cộng đồng. Khi xã hội chuyển sang chế độ nô l ệ v ới vi ệchình thành giai cấp chủ nô, nhu cầu theo dõi, kiểm soát tình hình và kết quả sử dụng nô lệ, tàisản của chủ nô nhằm thu được ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư đã đặt ra những yêu cầucao hơn trong công việc của kế toán. Các kết quả nghiên cứu của những nhà khảo cổ họccho thấy các loại sổ sách đã được sử dụng để ghi chép thay cho cách ghi và đánh dấu thờinguyên thủy. Các sổ sách này đã được cải tiến và chi tiết hơn trong thời kỳ phong kiến đ ểđáp ứng với những phát triển mạnh mẽ trong các quan hệ kinh tế trong cộng đồng. Kế toáncòn được sử dụng trong các phòng đổi tiền, các nhà thờ và trong lĩnh vực tài chính Nhànước… để theo dõi các nghiệp vụ về giao dịch, thanh toán và buôn bán. Mặc dù có nhiều đổi mới về cách thức ghi chép, phản ánh các giao dịch nói trên quacác giai đoạn phát triển của xã hội nhưng kế toán vẫn chưa được xem là một khoa h ọc đ ộclập cho đến khi xuất hiện phương pháp ghi kép. Phương pháp ghi kép trước tiên được xuấthiện ở nơi này nơi khác qua sự tìm tòi của những người trực tiếp làm kế toán trong lĩnh vựcthương nghiệp, công nghiệp. Đến năm 1494, Luca Pacioli, một thầy dòng thuộc dòng thánhFran-xít, trong một tác phẩm của mình lần đầu tiên đã giới thiệu phương pháp ghi kép. Ôngđã minh họa việc sử dụng khái niệm Nợ và Có 1 để đảm bảo một lần ghi kép. Nhiều nhànghiên cứu về lịch sử kế toán đã cho rằng sự xuất hiện phương pháp ghi chép có hệ th ốngcủa kế toán dựa trên bảy điều kiện sau: • Có một nghệ thuật ghi chép riêng • Sự xuất hiện của số học • Việc tồn tại sở hữu tư nhân • Việc hình thành tiền tệ • Việc hình thành các quan hệ tín dụng • Việc tồn tại các quan hệ ...

Tài liệu được xem nhiều: