Danh mục

Giáo trình Vận chuyển vật liệu - Cục Quản lý Lao động ngoài nước

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 751.28 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Vận chuyển vật liệu gồm có 3 bài học, cung cấp cho người học những kiến thức về tầm quan trọng của công tác vận chuyển trong xây –trát- láng; biết được các quy định về công tác an toàn trong vận chuyển; biết vận chuyển vật liệu gạch, vữa…bằng phương pháp thủ công cũng như phối hợp vận chuyển vật liệu bằng máy nâng, vận thăng, cần trục đảm bảo hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vận chuyển vật liệu - Cục Quản lý Lao động ngoài nước BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƢỚC GIÁO TRÌNH Mô đun:VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU Mã số: MĐ - 02 24 MÔ ĐUN: VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU Mã số: MĐ02 Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun vận chuyển vật liệu đƣợc bố trí ngay sau khi học xong môn học Vật liệu xây dựng.Việc thực hành các công việc trong các mô đun còn lại đều liên quan đến công tác vận chuyển vật liệu. - Tính chất:Là mô đun cần thiết trong chƣơng trình học nghề Xây – Trát – Láng. Mục tiêu của mô đun: Học xong mô đun này ngƣời học hiểu đƣợc tầm quan trọng của công tác vận chuyển trong Xây –Trát- Láng Biết đƣợc các quy định về công tác an toàn trong vận chuyển Biết vận chuyển vật liệu gạch, vữa.. bằng phƣơng pháp thủ công cũng nhƣ phối hợp vận chuyển vật liệu bằng máy nâng, vận thăng, cần trục đảm bảo hiệu quả Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, an toàn trong vận chuyển vật liệu Nội dung của mô đun : Loại Thời lƣợng Địa Mã bài Tên bài bài Tổng Lý Thực Kiểm điểm dạy số thuyết hành tra Bài 1: Vận chuyển Tích Xƣởng 5 1 4 M2-01 vật liệu bằng xe rùa hợp thực hành Bài 2: Vận chuyển Tích Xƣởng 5 1 4 M2-02 vật liệu lên giàn giáo hợp thực hành Bài 3:Vận chuyển vật Tích Lớp 6 2 4 M2-03 liệu bằng máy hợp học YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN Học mô đun này ngƣời học cần biết đƣợc nội dung , yêu cầu của công tác vận chuyển vật liệu, biết đƣợc các hình thức vận chuyển vật liệu, thực hiện vận chuyển vật liệu xây, trát, láng bằng thủ công, phối hợp với các loại máy nâng, cẩu, vận thăng... đƣa vật liệu lên cao 25 BÀI 1: VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU BẰNG XE RÙA Mã bài: M2-01 Mục tiêu: - Sau khi học xong bài này người học biết được nội dung của công tác vận chuyển vật liệu trong xây, trát láng bằng xe rùa - Thao tác vận chuyển vật liệu trong phạm vi ngắn bằng xe rùa hiệu quả - Có thái độ nghiêm túc, kỷ luật an toàn trong vận chuyển Nội dung: 1.1. Khái niệm: Vận chuyển vật liệu (gạch, vữa) bằng xe rùa trong phạm vi ngắn trên công trƣờng nhƣ từ bãi tập kết vật liệu, từ máy trộn đến nơi xây, trát. Cũng có thể ngƣời ta vận chuyển vật liệu bằng thủ công nhƣ khênh gạch, chuyển bằng xô, thùng.. nhƣng vận chuyển bằng xe rùa vẫn phổ biến hơn cả vi phƣơng pháp này cho năng suất cao hơn, địa hình vận chuyển không đòi hỏi quá cao, việc chế tạo xe rùa đơn giản, rẻ tiền.Trong nhiều trƣờng hợp ngƣời ta còn trộn vữa trực tiếp trên xe rùa để xây 1.2. Cấu tạo xe rùa: Hình 1-1: Xe rùa (Wheelbarrow) Hình 1-1 mô tả cấu tạo của xe rùa.Xe rùa gồm các bộ phận chính nhƣ sau: - Khung xe: Đƣợc làm bằng sắt (đặc hoặc rỗng) đƣờng kính từ 2-2,5 cm. Khung tạo dáng cho xe, đỡ thùng xe, vật liệu - Thùng xe: Thƣờng chế tạo bằng sắt, tôn.Thùng xe cần đƣợc kín khít khi chở vữa, thùng xe đƣợc bắt với trục bánh xe bằng các ốc vít - Bánh xe: Làm nhiệm vụ dẫn hƣớng. Khi xe chạy toàn bộ trọng lƣợng đƣợc dồn lên bánh xe. Bánh xe có lốp, xăm (ruột). Bánh xe đƣợc quay xung quanh trục xe bằng hệ thống bi, bạc.. - Để xe hoạt động tốt thì lốp xe phải căng, trục cân và xe chạy êm (Ổ bi làm việc tốt. 26 1.3. Vận chuyển gạch, vữa bằng xe rùa: 1.3.1. Công tác chuẩn bị: Nội dung chuẩn bị bao gồm xe rùa, xẻng, và đƣờng vận chuyển. - Xe rùa: Kiểm tra thùng xe, kết cấu xe có đảm bảo chắc chắn không, trục xe có trơn không, ổ bi, trục có cân không.lốp xe đủ độ căng.Kiểm tra ốc vít bắt liên kết giữa thùng xe và khung. Nếu cần phải sửa chữa khắc phục trƣớc khi vận chuyển. - Nếu vận chuyển vữa, cát cần bố trí thêm xẻng để xúc vữa, cát lên xe. - Đƣờng vận chuyển cần đƣợc khảo sát trƣớc, nếu cần phải sửa, kê gỗ. Độ dốc của đƣờng vận chuyển bằng xe rùa nên < 5%. Một số trƣờng hợp nếu quá dốc thì phải có biện pháp hỗ trợ (Kéo thêm) 1.3.2.Xếp vật liệu lên xe: Vật liệu chủ yếu là gạch, cát, xi, vữa xây.... Tải trọng của xe rùa từ 50 – 70 kg. Khi xếp vật liệu lên xe. Với vữa, cát có thể dùng xẻng xúc trực tiếp đổ lên xe rùa. Có thể đƣa trực tiếp xe rùa đón vữa từ máy trộn vữa. Gạch xếp lên xe rùa thƣờng là xếp rối, nhƣng đòi hỏi phải cân xe. Trƣớc khi xếp vật liệu xe rùa phải đƣợc đặt tại nơi bằng phẳng, chắc chắn, lƣu ý xe dễ đổ. 1.3.3. Đẩy xe vật liệu: Hai tay nâng, giữ cân xe đồng thời đẩy lên phía trƣớc.Vừa đẩy có thể vừa lái xe đúng vị trí.Đƣờng đi của xe rùa không cần rộng (Chỉ cần vệt 20, 30 cm) nhƣng yêu cầu nhẵn. Độ dốc < 5%. Khi cục bộ cần đi đoạn dốc lớn cần thêm ngƣời hỗ trợ kéo xe. 1.3.4. Đổ vật liệu ra ngoài - Yêu cầu của công tác đổ vật liệu ra là đổ đúng nơi quy định, đổ nhẹ nhàng, không để gạch vỡ, sứt, hoặc vữa bắn ra xung quanh, vật liệu đổ ra không làm ảnh hƣởng tới các kết cấu khác - Có hai hình thức đổ vật liệu ra là đổ ngang và đổ dọc. Đổ ngang: Nghiêng một bên càng xe, mũi xe tỳ trên mặt đắt, ghé thùng đổ vật liệu sang bên. Đổ dọc là dọc theo hƣớng vận chuyển.Khi đổ xe, ta nâng càng xe, tỳ mũi xe xuống sàn, nâng đều xe và đổ vật liệu lên phía trƣớc. Với những vật liệu dễ vỡ, sứt không nên đổ mà dùng tay dỡ vật liệu ra ngoài. Ngoài nhiệm vụ chính là vận chuyển vật liệu xây, ...

Tài liệu được xem nhiều: