Danh mục

Giáo trình Văn hóa Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn

Số trang: 103      Loại file: pdf      Dung lượng: 897.16 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 37,000 VND Tải xuống file đầy đủ (103 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Văn hóa Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng)" nhằm giúp học viên nắm vững những kiến thức về văn hóa trên cơ sở phương pháp luận về văn hóa, những giá trị tiêu biểu của Việt Nam, của các vùng miền trong điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội. Phần 2 của giáo trình cung cấp những nội dung về: tín ngưỡng và tôn giáo trong văn hóa Việt Nam; phân vùng văn hóa Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Văn hóa Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài GònBÀI 3: TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO TRONG VĂN HÓA VIỆT NAMGiới thiệu: Bài học này cung cấp các kiến thức về tín ngưỡng và tôn giáo trong văn hóaViệt NamMục tiêu: - Nêu được khái niệm về tín ngưỡng và trình bày một số tín ngưỡng chủ yếu ở Việt Nam. - Trình bày được khái niệm về tôn giáo và mô tả được sự ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo trong lịch sử văn hóa Việt Nam - Nêu được một số tôn giáo phát triển và có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam theo hoàn cảnh điều kiện lịch sử của đất nước như Đạo giáo, Kito giáo … - Trình bày được khái niệm về phong tục và lễ hội. Mô tả được nội dung của một số phong tục cũng như lễ hội tiêu biểu cho bản sắc văn hóa Việt NamNội dung chính:1.Tín ngưỡng1.1. Khái niệm Ở Việt Nam có những hiện tượng xã hội - văn hóa thực ra nếu xét theonhững tiêu chí của tôn giáo thì chúng không đáp ứng đầy đủ nhưng cũng không thểbỏ qua. Có nhà nghiên cứu không thừa nhận thuật ngữ này mà gọi là các tôn giáonguyên thủy, hay các tôn giáo sơ khai. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa tôn giáo và tínngưỡng chỉ có tính chất tương đối. Giải thích từ tín ngưỡng, GS.Đào Duy Anh viết là: “Lòng ngưỡng mộ, mêtín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”. Trong khi đó, giải thích từ tôn giáo,ông lại viết: “Một thứ tổ chức lấy thần đạo làm trung tâm mà lập nên ước giới đểkhiến người ta tín ngưỡng”. Trong đời sống ngôn ngữ, xã hội, cả hai thuật ngữ tôn giáo, tín ngưỡng đềutôn tại. Sự phân biệt giữa hai thuật ngữ chủ yếu ở mức độ niềm tin và cơ cấu tổ Page 104chức của hai hiện tượng xã hội. Nói đến tín ngưỡng là nói đến quá trình thiêng hóamột nhân vật được gửi gắm vào niềm tin tưởng của con người. Quá trình ấy có thểlà quá trình huyền thoại hóa, lịch sử hóa nhân vật phụng thờ. Mặt khác, giữa các tínngưỡng đều có những đan xen và trong từng tín ngưỡng đều có nhiều lớp văn hóalắng đọng.1.2. Một số hình thái tín ngưỡng Việt Nam1.2.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn gọi được gọikhái quát là Đạo Ông Bà là tục lệ thờ cúng những người đã chết; đặc biệt là tổ tiên;của nhiều dân tộc Đông Nam Á và đặc biệt phát triển trong văn hóa Việt và vănhóa Trung Hoa. Đối với người Việt; nó gần như trở thành một thứ tôn giáo; khônggia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Trong tục thờ cúng tổ tiên; ngườiViệt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là “kỵ nhật”) thường được tínhtheo Âm lịch (hay còn gọi là “ngày ta”). Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ;việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (ngàysóc); ngày rằm (ngày vọng); và các dịp lễ tết. Những khi trong nhà có việc quantrọng như dựng vợ gả chồng; sinh con; làm nhà; đi xa; thi cử..; người Việt cũngdâng hương; làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ; hay để tạ ơnkhi công việc thành công. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũngnhư người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi;khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở; dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thựchiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm. Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo; sạch sẽ và trang trọng nhấttrong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng; tầng trên cùng đối với nhà tầng). Trênbàn thờ thì bày bát hương; chân đèn; bài vị hay hình ảnh người quá cố. Đồ cúng cơbản không thể thiếu hương; hoa; chén nước lã. Ngoài ra có thể có thêm thức ăn; tràrượu; và có khi có cả đồ vàng mã (quần áo đồ dùng làm bằng giấy); tiền âm phủ… Page 105 Sau khi tàn tuần hương; đồ vàng mã và tiền âm phủ được đem đốt; được gọilà “hóa vàng”; còn chén rượu cúng thì đem rót xuống đống tàn vàng. Tục truyềnrằng phải làm như vậy người chết mới nhận được đồ cúng tế; vì hương khói bay lêntrời; nước (rượu) hòa với lửa mà thấm xuống đất. Sau khi cúng giỗ; gia đình thường dọn thức ăn vừa cúng xong để cùng ăn; coinhư hưởng lộc của tiền nhân. Bạn bè thân thuộc cũng được mời đến dùng bữa; tứclà đi ăn giỗ. Một biến thể của việc cúng giỗ là tục thờ “hậu” do nhà chùa hay đình làngđảm nhiệm. Trong trường hợp này người quá cố đã cúng tiền hay ruộng vào chùahay đình để được hưởng lễ vật vào những ngày kỵ nhật. Vì kính trọng tổ tiên; người Việt coi việc tang ma là trọng sự; gắn liền vớiviệc thờ cúng tổ tiên.1.2.2. Tín ngưỡng thờ mẫu Chế độ mẫu hệ còn để lại ảnh hưởng khá đậm trong đời sống xã hội cư dânViệt Nam. Vì thế; người Việt có truyền thống thờ nữ thần; một đặc trưng cơ bảncủa tín ngưỡng cư dân nông nghiệp. Tín ngưỡng thờ nữ thần của người Việt có sứcmạnh đến nỗi khi Phật giáo vào Giao Châu đã phải chấp nhận đan xen với nó;Huyền thoại về Man nương v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: