Giáo trình văn học phương tây I - Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình văn học phương tây I - Phần 2 VHPT1/P.H.N 47 VĂN HỌC PHỤC HƯNGPHẦN II (Văn học Tây Âu thế kỷ 14-15-16)CHƯƠNG V KHÁI QUÁT1 - THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG VÀ PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG :Trong hai thế kỉ XV và XVI, châu Âu dấy lên cuộc vận động tư tưởng và văn hoá mới rấthào hứng, quyết liệt từ trước đến bấy giờ chưa từng có.Thoạt tiên phong trào ấy nổi lên ở đất nước Italia, gọi là phong trào Renascita, sau đó lanrộng khắp Tây Âu và Trung Âu, người Pháp gọi là La Renaissance, người Anh gọi TheRenaissance. Những từ ấy đều có nghĩa là tái sinh, phục hưng hay sống lại .Cái gì được phục hưng, sống lại ?Một số học giả phương Tây cho rằng phong trào này nhằm làm sống lại nền văn hoá cổđại Hi Lạp và La Mã khi đựơc phát hiện qua những văn bản chép tay và đồ vật khảo cổkhai quật được. Người ta đua nhau đi tìm kiếm di tích hai nền văn hoá cổ đó suôt hai thế kỉXV và XVI. Phong trào học tiếng Latin và Hi Lạp rộ lên. Việc dịch thuật giới thiệu nhữngtác phẩm triết học, văn học cổ Hi-La thu hút nhiều người nghiên cứu và nhà xuất bản ởTây Âu .Thật sai lầm nếu cho rằng mục đích của phong trào Phục Hưng là khôi phục lại nền vănhoá cổ Hi-La, rằng đây là phong trào phục cổ, hoài cổ !Nhờ được tận mắt nhìn ngắm những di tích còn sót lại của hai nền văn minh cổ Hi-La và tựmình đọc được những tác phẩm (qua nguyên tác hoặc bản dịch), người trí thức Tây Âu đãso sánh với nền văn hoá Trung cổ họ đang sống, họ đã rút ra nhận xét quan trọng này:Trung cổ phong kiến và Nhà thờ đã chà đạp thô bạo lên quyền sống và tự do của conngười. Họ cảm thấy mình vừa trải qua một đêm trường đen tối suốt nghìn năm. Họ biếtrằng Hi Lạp xây dựng được nền văn minh rực rỡ như vậy bởi vì không biết đến chế độphong kiến và không phải chịu đựng sự thống trị tinh thần của giáo hội Thiên chúa giáo.Engels viết:Trong những cuốn sách viết tay còn cúư vớt đựoc sau khi nền văn minhByzance đã sụp đổ, trong những pho t ượng thời cổ đại khai quật đựoc trong những đốnghoang tàn ở La Mã, ngưòi ta thấy cả một thế giới mớ i lạ hiện ra trước mắt phương Tâykinh ngạc- Đó là thời cổ đạI Hi Lạp, những hình thức chói loà của nó đánh tan những bóngma thời trung cổ ». *Người ta còn tiến bước mạnh hơn. Nhờ được tận mắt chứng kiến những di tích còn sót lạicủa hai nền văn hóa H-L, học giả phương Tây so sánh và nhận thấy nền văn hóa trung cổmà họ đang sống đã bị chế độ phong kiến và nhà thờ trung cổ kìm hãm và hơn thế nữa, nóđã chà đạp thô bạo lên quyền sống và quyền tự do của con người. Họ cảm thấy đang sống* Engels: Bài mở đầu cuốn Phép biện chứng của tự nhiên . Nhóm VH Phưong Tây, khoa Văn ĐHSP Hà Nộibiên soạn . VHPT1/P.H.N 48trong đêm trường trung cổ ngàn năm nay mới thấy ánh sáng. Họ giải thích sự phát triểnrực rỡ của Hi Lạp Lamã là vì không có chế độ phong kiến và nhà thờ Thiên chúa giáo ápbức.Vậy là châu Âu không đi khôi phục lại văn hóa văn minh Hi Lạp La mã, vì đó là sản phẩmcủa thời công xã thị tộc tan rã và chế độ dân chủ -chủ nô. Lịch sử đi lên chứ không quayđầu lại. Vậy Phục hưng nghĩa là làm sống lại những truyền thống văn hóa tốt đẹp mà HiLạp La Mã đã nêu gương để tiếp nối mà giải quyết những vấn đề tinh thần của thời họsống - giai đoạn cuối thời trung cổ. 1.1. TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ HI LẠP - LA MÃ ĐÃ NÊU GƯƠNG LÀ GÌ ? Trân trọng đề cao con người và đấu tranh cho tự do của con người .Hai truyền thống đó đối lập với thời trung cổ coi rẻ, miệt thị con người và chế độ chuyênchính, độc tài.Văn hóa Phục Hưng vừa đề cao cổ đại vừa phê phán tố cáo chế độ phong kiến và nhà thờ,đồng thờI nói lên nhu cầu và khát vọng của con người mới, trình bày biểu dương khả năngvà triển vọng của con người mới, xã hội mới. Đó là con người mà xã hội Phục Hưng đangcần, những con người khổng lồ: khổng lồ về t ư tưởng, khổng lồ về nhiệt tình và tínhcách, về tài năng hiểu biết. (Engels đã so sánh cpon ngưòi mới với nhân vật khổng lồ củathần thoại Hi Lạp) .Quả vậy, văn học Phục Hưng đã sáng tạo ra những người khổng lồ mới. Đó là nhân vậtGargantua, Pantagruel của Rabelais, Othello, Hamlet của Shakespeare. . . Trong xã hộicũng có những con người khổng lồ thực sự, đó là nghệ sĩ nhà khoa học Leonardo da Vinci,nhà bác học Copecnich phát hiện ra cấu trúc hệ thống mặt trời. Christoph Colombus t ìm rachâu Mĩ . . .Phong trào văn hóa tư tưởng Phục Hưng đạt nhiều thành tựu làm cho Tây Âu bừng thứcsau đêm trường trung cổ ngàn năm, thúc đẩy lịch sử phương Tây và là bước ngoặt lớn củanhân loại. Cần phê phán hai quan điểm sai lầm cho rằng: Phục Hưng là hoa trái cuối mùacủa chế độ phong kiến hoặc là sản phẩm đầu tiên của giai cấp tư sản mới lên. Thực ra,Phục Hưng là thành tựu của giai đoạn quá độ từ trung cổ phong kiến lên thời cận đại tư bảnchủ nghĩa, là bước ngoặt lịch sử của n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình văn học văn học nước ngoài ngữ văn và ngôn ngữ văn học nga văn học châu áTài liệu liên quan:
-
Văn học Châu Mỹ tuyển chọn (Tập I): Phần 1
342 trang 395 10 0 -
Mười hai học thuyết về bản tính của con người: Phần 1
260 trang 216 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm thơ A. X. Puskin
89 trang 192 0 0 -
Truyện Harry Potter và chiếc cốc lửa
1938 trang 183 0 0 -
Văn học Châu Mỹ tuyển chọn (Tập I): Phần 2
610 trang 168 6 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck
184 trang 122 0 0 -
Giáo trình Phương pháp giảng dạy văn học: Phần 1 - Phan Trọng Luận
68 trang 113 0 0 -
Tiểu thuyết Đôn Kihôtê - Nhà quý tộc tài ba xứ Mantra: Phần 1
450 trang 85 0 0 -
biểu tượng thất truyền: phần 2
340 trang 78 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami
237 trang 74 0 0 -
Truyện Harry Potter và Hoàng tử Lai
0 trang 68 0 0 -
Tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa (Tập 1): Phần 1
212 trang 65 0 0 -
196 trang 63 0 0
-
335 trang 60 0 0
-
Tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa (Tập 1): Phần 2
415 trang 55 0 0 -
biểu tượng thất truyền: phần 1
342 trang 50 0 0 -
106 trang 48 0 0
-
Thi hài sống - Kiệt tác sân khấu thế giới: Phần 1
86 trang 47 0 0 -
thần thoại sisyphus: phần 2 - nxb trẻ
127 trang 46 0 0 -
Mười hai học thuyết về bản tính của con người: Phần 2
307 trang 45 0 0