Danh mục

Giáo trình văn học phương tây I - Phần 3

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 425.74 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đến cuối thế kỉ 16 nước Pháp nghèo nàn bị chia cắt bởi nhiều lãnh chúa phong kiến .Chiến tranh tôn giáo và phong kiến liên miên và tàn khố: cuộc viễn chinh sang Italia vừa chấm dứt thì nội chiến tôn giáo đẫm máu giữa đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành xảy ra suốt hơn 30 năm (1562 - 1598). Nước Pháp bị tàn phá khủng khiếp, thành thị và nông thôn đều hoang tàn xơ xác. Người thất nghiệp, đói khổ bệnh tật nhan nhản khắp nơi. Tài chính kiệt quệ. Quan lại địa phương và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình văn học phương tây I - Phần 3 VHPT1/P.H.N 95PHẦN III VĂN HỌC CỔ ĐIỂN THẾ KỈ 17- CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN PHÁPCHƯƠNG VIII - KHÁI QUÁT1 - NƯỚC PHÁP TRÊN ĐƯỜNG TIẾN TỚI MỘT QUỐC GIA THỐNG NHẤT HÙNG MẠNH1.1 - Đến cuối thế kỉ 16 nước Pháp nghèo nàn bị chia cắt bởi nhiều lãnh chúa phong kiến.Chiến tranh tôn giáo và phong kiến liên miên và tàn khố: cuộc viễn chinh sang Italia vừachấm dứt thì nội chiến tôn giáo đẫm máu giữa đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành xảy ra suốthơn 30 năm (1562 - 1598). Nước Pháp bị tàn phá khủng khiếp, thành thị và nông thôn đềuhoang tàn xơ xác. Người thất nghiệp, đói khổ bệnh tật nhan nhản khắp nơi. Tài chính kiệtquệ. Quan lại địa phương và thị dân giành lấy quyền tự trị. Nông dân và dân nghèo nổi dậyở nhiều nơi . . .Chế độ phong kiến cát cứ trở thành vật chướng ngại lớn trên bước đường đitới của lịch sử dân tộc Pháp .Trong khi đó, giai cấp tư sản Pháp hình thành từ thế kỉ 16 đang lớn dần lênnhờ phươngthức kinh doanh tư bản – đặc biệt các ngành công nghiệp dệt, hàng xa xỉ, ngoại thương,nông nghiệp ... Tình trạng phong kiến cát cứ gây trở ngại quá trình phát triển tư bản chủnghĩa. Giai cấp tư sản khao khát giành lấy chính quyền, tuy có ưu thế về chính trị nhưngchưa thể lật đổ g/c phong kiến thống trị. Họ quay ra dựa vào nhà nước phong kiến tậpquyền để mở rộng kinh doanh. G/c phong kiến đang sa sút nhưng vẫn cố giữ chính quyền,tự biết còn đủ mạnh để ngăn trở t ư sản. Mặt khác, g/c phong kiến cũng muốn lợi dụng khảnăng kinh tế tư bản để tồn tại. T ình trạng đó tạo ra thế quân bình tạm thời giữa quí tộc vàtư sản dưới hình thức Nhà nước quân chủ chuyên chế (quân chủ tập trung tuyệt đối) . Đó lànền quân chủ cố giữ vai trò trung gian giữa quí tộc và tư sản - cố gắng dung hòa bảo vệquyền lợi của cả hai.1.2- Nền quân chủ chuyên chế Pháp trải qua ba triều đại dòng họ BourbonVua Henry IV lên ngôi giữa cảnh hoang tàn của nước Pháp sau chiến tranh trong khi ấycác lãnh chúa địa phương bạo loạn lung tung. Henry thực hiện đương lố ì cứng rắn xen kẽmềm dẻo về chính trị, tôn giáo nhằm củng cố chính quyền trung ương. Vua chủ trươngnâng đỡ nông dân, giảm thuế xóa nợ, đẩy mạnh công thương nghiệp, ngoại thương, kí kếtnhiều hiệp ước thương mại. Nhà vua rời bỏ đạo Tin Lành, theo đạo Thiên Chúa (Cơ đốc,Gia Tô) đã được coi là quốc giáo. Năm 1598 vua ban hành pháp lệnh Nante bảo đảm tự dotín ngưỡng và tự do chính trị. Vua bị ám sát, con trai là Louis 13 lên ngôi giữa lúc bọn lãnhchúa phong kiến lại nổi lên khắp nơi.Vua Louis 13 (1610-1643) dựa vào Giáo chủ Richelieu nắm quyền tể t ướng, tiếp tục sựnghiệp của Henry 4, quyết tâm xây dựng một nhà nước dân tộc thống nhất, phát triển nhiềumặt chiếm vị trí cao trên trường quốc tế. Richelieu kiên quyết bảo vệ thống nhất quốc gia,trấn áp Tin Lành và các lãnh chúa địa phương ngoan cố, mở mang thêm lãnh thổ, đặt Phápviện tối cao dưới quyền vua, ban bố chính sách đặc quyền cho giai cấp t ư sản phát triểnkinh tế, đẩy mạnh công thương, qui định thuế khóa thống nhất, chiếm thêm thuộc địa(quần đảo Angti, đảo Madagasca) .Thống nhất hoạt động văn hóa t ư tưởng dưới sự lãnh VHPT1/P.H.N 96đạo tập trung của nhà nước chuyên chế. Thành lập Viện Hàn lâm năm 1634, trợ cấp vănnghệ sĩ, mở ra những cuộc phê bình văn học . . . Những hoạt động đó còn nhằm thống nhấtngôn ngữ Pháp, tách nhà văn ra khỏi ảnh hưởng quí tộc phong kiến, đàn áp nhà văn chốngchế độ quân chủ chuyên chế. Sự cứng rắn của tể tướng - giáo chủ Richelieu bị nhiều ngườithù ghét phản ứng. Tuy nhiên ông ta vẫn là một nhà chính trọ nhà hoạt động xã hội xuấtsắc, người sáng lập thực sự, trực tiếp của nhà nước mang tính dân tộc Pháp. Louis 14 (1643 - 1715) lên ngôi lúc 15 tuổi. Nhà nước do giáo chủ Madarin lãnh đạo thựcsự. Giáo chủ cho tăng thuế, bán quan chứclấy tiền nuôi quân đội tham gia chiến tranhTrung Âu 1618 -1648. Chính sách đó khiến nhân dân bất bình , nhất là nông dân và nghịviện (phần lớn là đại biểu tư sản và quí tộc) đều căm giận. Kết quả là một cuộc nội chiếnnổ ra ở Paris và một số tỉnh miền Bắc, miền Đông nước Pháp. Giai cấp tư sản và quí tộc,do quyền lợi ích kỉ, cuối cùng đã phản bội, bỏ mặc quần chúng khiến khởi nghĩa thất bại.Sự thất bại này chấm dứt tình trạng rối ren nhưng vẫn chưa bảo đảm cho đất nước thốngnhất. Cuộc khởi nghĩa chia thế kỉ ra hai phần - nửa sau sẽ là thời kì phát triển huy hoàngcủa chế độ quân chủ chuyên chế. Năm 1661, Madarin chết, Louis mới thực sự nắm chínhquyền. Vua tuyên bố nhà nước chính là ta ! và khẳng định sự tập trung quyền lực cao độtrong tay nhà vua. Mười hai năm đầu của triều đại Louis thanh bình êm ả thuận lợi chonhững cuộc cải cách và những dự án lớn: Về kinh tế - chính trị: Colbert trợ thủ đắc lực của nhà vua đã tích cực bảo hộ cáchình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa, khuyến thương nhằm thu lợi nhuận ...

Tài liệu được xem nhiều: