Danh mục

Giáo trình văn học phương tây III - 5

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 369.77 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

GIỚI THIỆU VĂN HỌC MỸ THẾ KỈ XX VÀ MỘT SỐ TÁC GIẢNền văn học Mỹ tuy mới có một lịch sử ba thế kỉ nhưng đã nở rộ phong phú và đa dạng ở thế kỉ 20. Đặc biệt nửa sau thế kỉ này, văn học Mỹ chứa đựng những khuynh hướng tư tưởng gần như trái ngược nhau khiến cho việc nghiên cứu nền văn học trẻ này rất khó có được một nhận định chung, thống nhất. Mặt khác cũng vì văn học Mỹ luôn luôn sôi động và bất ngờ.() Trong tiểu thuyết, các nhà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình văn học phương tây III - 5 PHẦN 2 VĂN HỌC MỸ 2.1. GIỚI THIỆU VĂN HỌC MỸ THẾ KỈ XX VÀ MỘT SỐ TÁC GIẢ Nền văn học Mỹ tuy mới có một lịch sử ba thế kỉ nhưng đã nở rộ phong phú và đadạng ở thế kỉ 20. Đặc biệt nửa sau thế kỉ này, văn học Mỹ chứa đựng những khuynh hướngtư tưởng gần như trái ngược nhau khiến cho việc nghiên cứu nền văn học trẻ này rất khó cóđược một nhận định chung, thống nhất. Mặt khác cũng vì văn học Mỹ luôn luôn sôi độngvà bất ngờ.() Trong tiểu thuyết, các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa đã miêu tả nổi bật mối mâu thuẫnsâu sắc giữa cảnh đau khổ của các tầng lớp bất hạnh với sự thắng t hế của các thế lực giàucó . Các nhà văn nhấn mạnh những cố gắng của các ông bố gia đình muốn t ìm cái sống chogia đình đã phải đẩy những đứa con gái vào con đường sa đoạ để thoả mãn sự thèm kháthưởng lạc, đam mê tình dục của bọn nhà giàu, từ đó họ mất hết cả niềm tin vào đạo đức vàtôn giáo. Do đó trong văn học “tự nhiên chủ nghĩa” nổi lên yếu tố tình dục. Người ta đưabạn đọc đến chứng kiến những pha chiếm đoạt gay cấn. T ình yêu trở nên vô nghĩa và cảmgiác thay thế cho tính lí tưởng.Walt Whitmann là nhà văn mở đường. Chủ nghĩa tự nhiênMỹ đã vượt lên trên nhà văn Zola ở Pháp. Thoạt đầu bạn đọc bị một cú sốc. Nhưng sự suythoái của uy tín tôn giáo đã giúp họ hiểu rõ hơn giá trị của tiểu thuyết. Người ta vượt lêntrên những kẻ tuyên truyền chuyên nghiệp về tôn giáo “những con chó canh giữ đạo đức”.Tác phẩm “The Genius” (Thiên tài) của T. Dreiser bị cấm năm 1915 vì nội dung đề cập t ìnhdục, thì đến năm 1923 lại được Pháp phát hành. Chỉ có ở Boston, hội The Society for theSuppression of Vice tìm cách gạt tác phẩm của Dreiser ra khỏi các hiệu sách. Cuối cùng,trường phái mới này vẫn thắng cuộc. Tuy vậy một bộ phận công chúng vẫn không muốn đi quá xa cái gọi là “chủ nghĩahiện thực có mức độ”. 2.1.1 Trường phái tiểu thuyết tự nhiên chủ nghĩa Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Mỹ không có ý nghĩa hoàn toàn tiêu cực như tràolưu tự nhiên chủ nghĩa trong văn học Pháp cuối thế kỉ 19. Chủ nghĩa tự nhiên Mỹ mangnhiều ý nghĩa tích cực trong việc phân tích, phê phán xã hội. Dưới đây chúng ta nghiên cứumột số tác giả và tác phẩm điển hình của khuynh hướng này.() Ở nước ta trước đây, mới chỉ xuất hiện một số tác phẩm văn học Mỹ của các tác giả JackLondon, Hemingway, Theodore Dreiser và một vài tuyển tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiệnthực phê phán.Ngày nay, số tác phẩm văn học Mỹ ngày càng được dịch nhiều giúp cho độc giả có một cái nhìnrộng mở hơn về nền văn học phức tạp và năng động ở châu Mỹ.Trong khi biên soạn tập tài liệu này, chúng tôi dành nhiều trang cho tác giả nổi tiếng của thế kỉ làErnest Hemingway.Đặc biệt trong phần 2, chúng tôi nêu lên những nhận định khái quát về văn học Mỹ từ sau chiếntranh thế giới thứ II đến cuối thế kỉ 20 được coi là giai đoạn văn học đương đại và sẽ còn kéo dàisang thế kỉ 21. 118 Khác với những nhà hiện thực kể trên không bao giờ miêu tả cuộc sống một cách ảmđạm, Theodore Dreiser, người đi tiên phong của chủ nghĩa tự nhiên Mỹ có tinh thần bi quanhệ thống. Vì sao nhà văn học lại dần đến cái nhìn hiện thực xã hội như nhìn qua một tấmkính dơ bẩn, mọi sắc màu rực rỡ đều mất biến hết chỉ để lại những mảng bóng tối ? Con đường chủ nghĩa tự nhiên cũng rộng mở, không dừng lại ở một mức độ nhấtđịnh. Một làn sóng tình dục tràn qua văn học. Tiểu thuyết cũng đi vào những số phận thấphèn nhất ở các đô thị, phát hiện những kẻ bị ẩn ức, bị sa đoạ, những con người không bìnhthường. Người ta chống tham nhũng, tố cáo bọn gian trá về t ài chính. Người ta không còngiấu diếm những sự sa đoạ về phong tục, chính trị, các tổ chức công nghiệp. Khi thì vớimột giọng trắng trợn, thách thức, khi thì với chút hài hước. Sau thế chiến I, có phong trào“Thanh niên nổi loạn” vì thất vọng trước hiện thực xã hội . Họ phê phán mạnh mẽ xã hộiMỹ, còn khi phê phán cả loài người. Nhìn lại toàn bộ nền văn học Mỹ, chúng ta thấy rằng giai đoạn bi quan và nổi loạn ấychỉ là nhất thời. Văn học Mỹ từ đầu thế kỉ 19 đã diễn tả mọi sắc thái của tâm hồn dân tộc. Bên cạnh dòng văn học dành cho lớp trí thức khá rộng rãi với các tác phẩm bán chạy“Best sellers”, còn có một dòng văn học “Tiêu thụ” trong quần chúng. Thực ra ranh giớigiữa hai dòng ấy nhiều khi không rõ rệt. Nhất là từ khi có loại sách bỏ túi bán tới các tầnglớp trung lưu thì có thể nói loại tác phẩm nào cũng có thể đến với công chúng, từ những tácphẩm tinh tế đến những tác phẩm bình thường. Có một loại sách nguy hiểm là với bề ngoài “nghiêm túc” nhưng thực ra đưa lại chocông chúng những nội dung bẩn thỉu. Chẳng hạn các tiểu thuyết của J.G Cozzens và H.Worki. Giọng văn không có gì đặc biệt và đề cao sự tin tưởng mù quáng ở chính quyền,danh dự, kỉ luật và sự trinh tiết. Thế nhưng có ít loại tiểu thuyết đầy cảnh ...

Tài liệu được xem nhiều: