Danh mục

Giáo trình Vẽ kỹ thuật cơ khí (Ngành: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ

Số trang: 144      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.93 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (144 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Vẽ kỹ thuật cơ khí (Ngành: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng)" với mục tiêu giúp sinh viên phân tích và mô tả đƣợc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp; vẽ tách được chi tiết từ bản vẽ lắp; vẽ được bản vẽ lắp đơn giản; vận dụng đƣợc những kiến thức của môn học để tiếp thu các môn học chuyên môn nghề. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vẽ kỹ thuật cơ khí (Ngành: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT NGUYỄN TRƢỜNG TỘ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔĐUN: VẼ KỸ THUẬT CƠ KHÍ NGÀNH/NGHỀ: TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 200/QĐ-CĐKTNTT ngày 19 tháng 09 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ) (LƢU HÀNH NỘI BỘ) TP. Hồ Chí Minh, năm 2022 1 LỜI NÓI ĐẦU Nhằm đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, nâng cao chất lƣợng đào tạo và đào tạo theo nhu cầu xã hội. Trƣờng Cao Đẳng Kỹ Thuật Nguyễn Trƣờng Tộ tổ chức biên soạn giáo trình trình độ Trung cấp, Cao đẳng cho tất cả các môn học thuộc các ngành, nghề đào tạo tại trƣờng. Từ đó giúp cho học sinh – sinh viên có điều kiện học tập, nâng cao tính tự học và sáng tạo. Giáo trình môn học VẼ KỸ THUẬT CƠ KHÍ thuộc các môn cơ sở của ngành đào tạo Cắt gọt kim loại và là tài liệu tham khảo cho ngành Cắt gọt kim loại. • Vị trí môn học: Đƣợc bố trí ở học kỳ 1 của chƣơng trình đào tạo cao đẳng và học kỳ 1 của chƣơng trình trung cấp. • Mục tiêu môn học: Sau khi học xong môn học này ngƣời học có khả năng: * Kiến thức: Phân tích và mô tả đƣợc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp. * Kỹ năng: + Vẽ tách đƣợc chi tiết từ bản vẽ lắp; + Vẽ đƣợc bản vẽ lắp đơn giản; + Vận dụng đƣợc những kiến thức của môn học để tiếp thu các môn học chuyên môn nghề. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của môn học đối với nghề nghiệp. - Hình thành ý thức học tập, say mê nghề nghiệp qua từng bài học. - Có tác phong công nghiệp, an toàn lao động trong quá trình làm thí nghiệm và thực tập. • Thời lƣợng và nội dung môn học: 2 Thời lƣợng: 60 giờ; trong đó: Lý thuyết 30, Thực hành 26, kiểm tra: 4 Nội dung giáo trình gồm các chƣơng/ bài: - Bài mở đầu - Chƣơng 1: Trình bày bản vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam - Chƣơng 2: Vẽ hình học - Chƣơng 3: Hình chiếu vuông góc - Chƣơng 4: Biểu diễn vật thể - Chƣơng 5: Hình chiếu trục đo - Chƣơng 6: Vẽ qui ƣớc các mối ghép cơ khí - Chƣơng 7: Bánh răng – lò xo Trong quá trình biên soạn giáo trình này tác giả đã chọn lọc những kiến thức cơ bản, bổ ích nhất, có chất lƣợng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh – sinh viên bậc cao đẳng, trung cấp tại trƣờng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện không thể tránh những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của quý thầy cô đồng nghiệp và các em học sinh – sinh viên để hiệu chỉnh giáo trình ngày càng hiệu quả hơn. Trân trọng cảm ơn. Tác giả: Đoàn Thành Phúc 3 MỤC LỤC Tên bài Trang Lời nói đầu Bài mở đầu 5 Chƣơng 1: Trình bày bản vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam 6 Chƣơng 2: Vẽ hình học 22 Chƣơng 3: Hình chiếu vuông góc 36 Chƣơng 4: Biểu diễn vật thể 59 Chƣơng 5: Hình chiếu trục đo 79 Chƣơng 6: Vẽ qui ƣớc các mối ghép cơ khí 89 Chƣơng 7: Bánh răng – lò xo 110 Chƣơng 8: Bản vẽ chi tiết – bản vẽ lắp 127 Tài liệu tham khảo 145 4 BÀI MỞ ĐẦU Lịch sử phát triển môn học - Từ cổ xƣa, tổ tiên loài ngƣời đã vẽ cảnh mô tả thiên nhiên, sinh hoạt của con ngƣời trên đá, thành quách, đồ đồng… Sau này do nhu cầu phát triển sản xuất, con ngƣời cần ghi lại cách tính toán các dự án, cách thiết kế các công trình. Do đó bản vẽ đã ra đời trở thành “tiếng nói” chung của ngƣời làm công tác kỹ thuật. - Vào thế kỷ XVII, nhà bác học ngƣời Pháp Gaspard Monge đã trình bày có hệ thống những lý luận về phép chiếu vuông góc. Ông là ngƣời đặt nền tảng cho môn hình học họa hình và Vẽ kỹ thuật. Ngày nay ngành hình học họa hình – Vẽ kỹ thuật đã phát triển, con ngƣời đã chế tạo đƣợc những máy móc hiện đại với các phần mềm tin học đáp ứng đƣợc yêu cầu thiết kế bản vẽ phục vụ cho sự phát riển kinh tế, kỹ thuật của đất nƣớc. 5 CHƢƠNG 1 TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM Mục tiêu: - Kiến thức: Trình bày đƣợc những kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn bản vẽ. - Kỹ năng: Lựa chọn, sử dụng thành thạo các dụng cụ, vật liệu vẽ. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm, chủ động học tập. Nội dung chƣơng: Để lập các bản vẽ kỹ thuật cần phải có vật liệu và dụng cụ vẽ riêng. Biết cách sử dụng và sử dụng thành thạo các dụng cụ vẽ là điều kiện đảm bảo chất lƣợng bản vẽ và nâng cao hiệu xuất công tác. 1. VẬT LIỆU - DỤNG CỤ VẼ VÀ CÁCH SỬ DỤNG 1.1. Vật liệu vẽ Khi vẽ thƣờng dùng một số vật liệu nhƣ giấy vẽ, bút chì, tẩy, đinh mũ.... * Bút chì đen dùng để vẽ có 3 loại: - Loại cứng ký hiệu là H. Loại cứng gồm: H, 2H, 3H, 4H... - Loại vừa có ký hiệu HB. - Loại mềm ký hiệu là B. Loại mềm gồm có: B, 2B, 3B, 4B... Con số càng lớn thì độ cứng hay độ mềm của bút chì càng lớn. Trong vẽ kỹ thuật thƣờng dùng bút chì cứng để vẽ các nét mảnh, dùng bút chì mềm hay bút chì vừa để tô đậm hoặc viết chữ. * Giấy vẽ: Là giấy trắng, dày, cần chú ý mặt phải để vẽ. 1.2. Dụng cụ vẽ 1.2.1. Ván vẽ - Ván vẽ làm bằng gỗ mềm, mặ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: