giáo trình về tâm lý học đại cương
Số trang: 139
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.13 MB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tâm lý là hiện tượng tinh thần được nảy sinh trong não của chủ thể, do sự tác động của thế giới khách quan vào não mà sinh ra, có tác dụng định hướng, chuẩn bị, điều khiển toàn bộ hoạt động cũng như giao tiếp của họ....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
giáo trình về tâm lý học đại cươngTÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 1 Chương 1. TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC1.1.1. Khái niệm tâm lý và tâm lý học a) Khái niệm tâm lý Đời sống tâm lý của con người được bao gồm nhiều hiện tượng phong phú, đadạng, phức tạp như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tưởng, tình cảm, ý chí, khíchất, năng lực, lý tưởng, niềm tin..v.v Tâm lý là hiện tượng tinh thần được nảy sinh trong não của chủ thể, do sựtác động của thế giới khách quan vào não mà sinh ra, có tác dụng định hướng,chuẩn bị, điều khiển toàn bộ hoạt động cũng như giao tiếp của họ. Tâm lý có tínhchất chủ quan trong nội dung cũng như hình thức biểu hiện và luôn sống động trongđời sống tinh thần của mọi chủ thể. Như vậy, tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần đang xảy ra trongđầu óc con người. Các hiện tượng này luôn tồn tại gắn liền và điều hành mọi hoạt độngcũng như quan hệ của con người. Các hiện tượng tâm lý luôn có vai trò quan trọng đặcbiệt trong đời sống của con người cũng như trong quan hệ giữa con người với conngười và cả xã hội. b) Khái niệm tâm lý học Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về bản chất và tính quy luật của tâm lý, ýthức, nhân cách. Nó nghiên cứu quy luật của sự hình thành, nảy sinh, phát triển, diễnbiến, biểu hiện của hiện tượng tâm lý. Cụ thể, tâm lý học nghiên cứu những chuyểnbiến từ dạng vận động sinh vật sang dạng vận động xã hội, từ những biến đổi về sinhlý - thần kinh đến sự hình thành về tâm lý. Tâm lý học ra đời cùng với sự phát triển của triết học và khoa học. Nó tồn tại vàphát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Tâm lý học ra đời với tư cách làmột khoa học độc lập vào nửa sau thế kỷ XIX (1879).1.1.2. Bản chất của hiện tượng tâm lý a) Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não của chủ thể Thế giới khách quan được tồn tại qua các thuộc tính không gian, thời gian vàluôn vận động. Phản ánh là thuộc tính chung của vật chất. Phản ánh được hiểu là quátrình tác động qua lại giữa hệ thống này với hệ thống khác. Kết quả của sự tác động làđể lại dấu vết, hình ảnh ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động. Phản ánh 2được diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau. Có các hình thứcphản ánh cơ, lý, hóa, sinh vật và xã hội (trong đó có phản ánh tâm lý). Phản ánh tâm lý được hiểu là một loại phản ánh đặc biệt, là phản ánh của phảnánh, là hình ảnh của hình ảnh và có những đặc điểm sau: 1) Phản ánh tâm lý là sự tácđộng qua lại của hiện thực khách quan vào não của con người. Bộ não người - tổ chứccao nhất của vật chất tiếp nhận tác động của hiện thực khách quan mà tạo nên hình ảnhtinh thần. Các dấu vết vật chất đó không phải do bộ não tự tạo ra mà là kết quả của quátrình phản ánh thế giới khách quan vào não thông qua các giác quan của chủ thể; 2)Phản ánh tâm lý được hiểu là hình ảnh của hình ảnh, bản sao chép sinh động và sángtạo về thế giới. Bởi vì, các hình ảnh tâm lý trong bộ não cũng như biểu hiện thông quahành vi, hoạt động của con người đều là kết quả của các quá trình sinh lý, sinh hóatrong hệ thần kinh và não bộ; 3) Tâm lý có tính chủ thể, bởi chính chủ thể mang hìnhảnh tâm lý mới là người cảm nhận và thể hiện rõ nhất nội dung của phản ánh để rồitiến hành tỏ thái độ, hành vi khác nhau của mình đối với hiện thực qua các mức độcũng như các sắc thái nhất định. Khi cùng đứng trước một tác động của thế giới kháchquan, các chủ thể sẽ có những phản ánh tâm lý khác nhau. Ngay cả đối với mỗi mộtchủ thể, mặc dù cùng nhận một tác động từ thế giới khách quan nhưng ở các thời điểm,hoàn cảnh khác nhau chủ thể đó cũng sẽ có thể có những phản ánh khác nhau. Nguyênnhân là do mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ,mỗi người có hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục khác nhau, đặc biệt là mức độ tíchcực hoạt động cũng như quan hệ của mỗi người là khác nhau nên nội dung tâm lý củangười này và người kia sẽ không giống nhau. Ngay cả ở những trẻ sinh đôi cùng trứngkhi ở cùng một điều kiện sống, hoàn cảnh, môi trường mà chúng tiến hành những quátrình hoạt động, giao tiếp khác nhau cũng sẽ có những biểu hiện tâm lý khác nhau. b) Tâm lý có bản chất hoạt động, giao tiếp Việc tham gia thực hiện các hoạt động cũng như các mối quan hệ giao tiếp làđiều kiện tiên quyết để có các phản ánh tâm lý. Tức là, muốn có tâm lý phải có sự tácđộng qua lại giữa chủ thể với thế giới khách quan (đối tượng - khách thể) thông quahoạt động, giao tiếp một cách tích cực của chủ thể. + Hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người và thế giới xungquanh (đối tượng - khách thể) để tạo ra sản phẩm. Hoạt động bao giờ cũng có tính chủthể, tính mục đích, tính đối tượng và tính gián tiếp. Hoạt động do chủ thể thực hiện. 3Chủ thể của h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
giáo trình về tâm lý học đại cươngTÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG 1 Chương 1. TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC1.1.1. Khái niệm tâm lý và tâm lý học a) Khái niệm tâm lý Đời sống tâm lý của con người được bao gồm nhiều hiện tượng phong phú, đadạng, phức tạp như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tưởng, tình cảm, ý chí, khíchất, năng lực, lý tưởng, niềm tin..v.v Tâm lý là hiện tượng tinh thần được nảy sinh trong não của chủ thể, do sựtác động của thế giới khách quan vào não mà sinh ra, có tác dụng định hướng,chuẩn bị, điều khiển toàn bộ hoạt động cũng như giao tiếp của họ. Tâm lý có tínhchất chủ quan trong nội dung cũng như hình thức biểu hiện và luôn sống động trongđời sống tinh thần của mọi chủ thể. Như vậy, tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần đang xảy ra trongđầu óc con người. Các hiện tượng này luôn tồn tại gắn liền và điều hành mọi hoạt độngcũng như quan hệ của con người. Các hiện tượng tâm lý luôn có vai trò quan trọng đặcbiệt trong đời sống của con người cũng như trong quan hệ giữa con người với conngười và cả xã hội. b) Khái niệm tâm lý học Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về bản chất và tính quy luật của tâm lý, ýthức, nhân cách. Nó nghiên cứu quy luật của sự hình thành, nảy sinh, phát triển, diễnbiến, biểu hiện của hiện tượng tâm lý. Cụ thể, tâm lý học nghiên cứu những chuyểnbiến từ dạng vận động sinh vật sang dạng vận động xã hội, từ những biến đổi về sinhlý - thần kinh đến sự hình thành về tâm lý. Tâm lý học ra đời cùng với sự phát triển của triết học và khoa học. Nó tồn tại vàphát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Tâm lý học ra đời với tư cách làmột khoa học độc lập vào nửa sau thế kỷ XIX (1879).1.1.2. Bản chất của hiện tượng tâm lý a) Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não của chủ thể Thế giới khách quan được tồn tại qua các thuộc tính không gian, thời gian vàluôn vận động. Phản ánh là thuộc tính chung của vật chất. Phản ánh được hiểu là quátrình tác động qua lại giữa hệ thống này với hệ thống khác. Kết quả của sự tác động làđể lại dấu vết, hình ảnh ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động. Phản ánh 2được diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau. Có các hình thứcphản ánh cơ, lý, hóa, sinh vật và xã hội (trong đó có phản ánh tâm lý). Phản ánh tâm lý được hiểu là một loại phản ánh đặc biệt, là phản ánh của phảnánh, là hình ảnh của hình ảnh và có những đặc điểm sau: 1) Phản ánh tâm lý là sự tácđộng qua lại của hiện thực khách quan vào não của con người. Bộ não người - tổ chứccao nhất của vật chất tiếp nhận tác động của hiện thực khách quan mà tạo nên hình ảnhtinh thần. Các dấu vết vật chất đó không phải do bộ não tự tạo ra mà là kết quả của quátrình phản ánh thế giới khách quan vào não thông qua các giác quan của chủ thể; 2)Phản ánh tâm lý được hiểu là hình ảnh của hình ảnh, bản sao chép sinh động và sángtạo về thế giới. Bởi vì, các hình ảnh tâm lý trong bộ não cũng như biểu hiện thông quahành vi, hoạt động của con người đều là kết quả của các quá trình sinh lý, sinh hóatrong hệ thần kinh và não bộ; 3) Tâm lý có tính chủ thể, bởi chính chủ thể mang hìnhảnh tâm lý mới là người cảm nhận và thể hiện rõ nhất nội dung của phản ánh để rồitiến hành tỏ thái độ, hành vi khác nhau của mình đối với hiện thực qua các mức độcũng như các sắc thái nhất định. Khi cùng đứng trước một tác động của thế giới kháchquan, các chủ thể sẽ có những phản ánh tâm lý khác nhau. Ngay cả đối với mỗi mộtchủ thể, mặc dù cùng nhận một tác động từ thế giới khách quan nhưng ở các thời điểm,hoàn cảnh khác nhau chủ thể đó cũng sẽ có thể có những phản ánh khác nhau. Nguyênnhân là do mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ,mỗi người có hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục khác nhau, đặc biệt là mức độ tíchcực hoạt động cũng như quan hệ của mỗi người là khác nhau nên nội dung tâm lý củangười này và người kia sẽ không giống nhau. Ngay cả ở những trẻ sinh đôi cùng trứngkhi ở cùng một điều kiện sống, hoàn cảnh, môi trường mà chúng tiến hành những quátrình hoạt động, giao tiếp khác nhau cũng sẽ có những biểu hiện tâm lý khác nhau. b) Tâm lý có bản chất hoạt động, giao tiếp Việc tham gia thực hiện các hoạt động cũng như các mối quan hệ giao tiếp làđiều kiện tiên quyết để có các phản ánh tâm lý. Tức là, muốn có tâm lý phải có sự tácđộng qua lại giữa chủ thể với thế giới khách quan (đối tượng - khách thể) thông quahoạt động, giao tiếp một cách tích cực của chủ thể. + Hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người và thế giới xungquanh (đối tượng - khách thể) để tạo ra sản phẩm. Hoạt động bao giờ cũng có tính chủthể, tính mục đích, tính đối tượng và tính gián tiếp. Hoạt động do chủ thể thực hiện. 3Chủ thể của h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG tâm lý học bài giảng tâm lý khoa học giáo dục kinh tế phát triển kinh tế vĩ môGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bộ trắc nghiệm Tâm lý học đại cương
69 trang 1407 25 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 737 21 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 583 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 555 0 0 -
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành tâm lý học
275 trang 503 0 0 -
11 trang 450 0 0
-
3 trang 425 13 0
-
2 trang 395 9 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 384 0 0 -
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 379 0 0