Thông tin tài liệu:
- Vết thương tim từ lâu được xem là một tổn thương nặng, “trí mạng”- TK 19, Larrey lần đầu tiên chọc hút màng tim để điều trị chèn ép tim cấp do tràn máu- E. Rehn (1896) là người đầu tiên khâu thành công 1 vết thương tim
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vết thương tim Vết thương tim LỊCH SỬ ĐIỀU TRỊ - Vết thương tim từ lâu được xem là một tổn thương nặng, “trí mạng” - TK 19, Larrey lần đầu tiên chọc hút màng tim để điều trị chèn ép tim cấp dotràn máu - E. Rehn (1896) là người đầu tiên khâu thành công 1 vết thương tim PHÂN LOẠI 1. Theo nguyên nhân: - Vết thương do hỏa khí: đạn, mảnh đạn - Vết thương do bạch khí: da, kéo, lưỡi lê - Vết thương do thủ thuật tim mạch 2. Theo tổn thương giải phẫu: - Vết thương rách rộng tổ chức tim và màng tim --> thường gây shock mất máu - Vết thương tim nhỏ (< 2.5 cm) --> thường gây tamponade GIẢI PHẪU BỆNH LÝ - Vết thương tâm thất chiếm 70%, thất (P) > thất (T) - Vết thương tâm nhĩ chiếm 10% - Vết thương đơn thuần màng tim, động mạch vành, động mạch chủ (đoạn trongmàng tim), động mạch phổi, tĩnh mạch chủ… chiếm 20% còn lại. - Mức độ tổn thương: • Sượt trên thành tim • Đâm sâu nhưng không thủng buồng tim • Thủng buồng tim • Thủng qua nhiều buồng tim (xuyên táo qua tim) CHẨN ĐOÁN I. VỊ TRÍ VẾT THƯƠNG: - Vết thương vùng trước ngực, cạnh ức - Vùng giới hạn bởi: 2 đường trung đòn, trên là đường thẳng đi qua xương đòn,dưới là bờ sườn. - Hay bất kỳ vết thương xuyên ngực nào, từ vùng cổ, bụng hay sau lưng. II. HAI HỘI CHỨNG QUAN TRỌNG: A. HộI CHứNG CHÈN ÉP TIM CấP: - Là hiện tượng máu (dịch) chảy quá nhanh vào khoang màng ngoài tim --> đèsụp các buồng tim, cản trở thì tâm trương --> rối loạn huyết động - Lâm sàng tùy thuộc 3 yếu tố: • Vết thương tim • Vết thương màng tim • Lượng máu chảy - Vết thương có lỗ thủng màng ngoài tim nhỏ (80% do dao đâm) --> thường gâyhội chứng chèn ép tim cấp - 3 rối loạn sinh lý chủ yếu: • Tĩnh mạch: cản trở lưu thông TM về thất (P) --> tăng áp lực TM trung ương • Động mạch: giảm co bóp cơ tim, giảm lưu lượng máu --> tuột HA, thiếu oxycơ tim --> suy tim • Toàn thân: giảm thể tích tuần hoàn --> co thắt mạch. Có thể gây tăng khánglực ngoại biên --> duy trì huyết áp. Cũng có thể làm tim ngừng đập. LÂM SÀNG: triệu chứng biểu hiện khi lượng máu trong màng tim 150 – 200ml - Tam chứng Beck: • Huyết áp tuột • Tĩnh mạch cổ nổi (CVP tăng) • Tiếng tim xa xăm - Dấu Kussmaul: TM cổ giãn khi hít vào - Thay đổi huyết động: • Trụy tim mạch không tương ứng với tình trạng máu mất • Huyết áp động mạch lúc đầu có thể tăng • Mạch lúc đầu chậm, sau đó chèn ép kéo dài --> mạch nhanh dần. Nếu mạchchậm + huyết áp tuột --> nghĩ đến tổn thương hệ dẫn truyền cơ tim. • Tĩnh mạch cổ nổi + CVP tăng cao - Thường hội chứng chèn ép tim cấp không biểu hiện trong trường hợp vếtthương phối hợp ngực – bụng, mất máu nhiều --> giảm thể tích tuần hoàn: Không cótĩnh mạch cổ nổi, không có tiếng tim xa xăm do tràn máu màng tim ít - Chẩn đoán nguồn gốc chảy máu: khó phân biệt với máu chảy từ phổi, độngmạch lớn, động mạch vú trong, động mạch liên sườn - Tình trạng nạn nhân lúc mới vào viện không phải là yếu tố để tiên lượng vìtrụy tim mạch có thể xảy ra đột ngột - Chẩn đoán các thương tổn kết hợp và phối hợp: • Hôn mê hay bán hôn mê: Có thể chấn thương sọ não kèm theo (mạch chậm +huyết áp tăng) • Rối loạn tri giác (giãy giụa, kích động hay thờ ơ không đáp ứng): thiếu oxynão, tổn thương thần kinh trung ương • Mạch chậm + huyết áp tuột: tổn thương hệ dẫn truyền cơ tim • Âm thổi vùng trước tim: shunt trái – phải (rò ĐMC – thất (P), thông liên thất,tổn thương van tim) • Bóng tim bè rộng trên X quang: có thể do máu tụ trong màng tim chứ khôngphải trong khoang màng tim CậN LÂM SÀNG:Không thực hiện ở những nạn nhân nặng, dấu hiệu chảymáu trong ngực rõ -- > mổ khẩn cấp mới cứu sống được - X quang ngực: • Ít giá trị chẩn đoán • Bóng tim ít khi dãn vì màng tim không đàn hồi • Dễ bị che lấp nếu có tràn máu màng phổi đi kèm • chậm trễ xử trí◊Soi màn huỳnh quang giá trị hơn nhưng tốn thời gian • Giúp phát hiện dị vật trong tim (mảnh đạn…) - Điện tâm đồ: • Không có giá trị nhiều trong xử trí cấp cứu VT tim • Có thể phát hiện thiếu máu cơ tim do tổn thương ĐM vành • ST chênh lên như trong viêm màng ngoài tim cấp • Điện thế thấp: chèn ép tim - Siêu âm tim 2 chiều: • Vai trò quan trọng • Độ nhạy và độ chuyên cao • Chỉ dùng nếu vết thương tim có huyết động ổn định. Trường hợp nặng cần mổkhẩn cấp, không chờ siêu âm. • Bị giới hạn nếu có kèm tràn khí – tràn máu màng phổi (có thể siêu âm sau khiđã dẫn lưu màng phổi) - Huyết áp tĩnh mạch trung tâm: Là yếu tố quan trọng chẩn đoán chèn ép tim • Có thể k ...