Danh mục

Giáo trình Viêm khớp dạng thấp - Tây Y

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 693.28 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng: sưng khớp, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài biểu hiện chính tại khớp, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Viêm khớp dạng thấp - Tây Y VIÊM KHỚP DẠNG THẤP – TÂY Y I. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP: A. Tổng quan: Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dướidạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng: sưng khớp,đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài biểu hiện chính tại khớp,người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy sút…) và tổnthương các cơ quan khác. Bệnh thường gặp ở nữ (75 %), lứa tuổi 30 đến 60. Khi có các dấu hiệu lâm sàng nêu trên, người bệnh cần được gửi tới khám bácsĩ chuyên khoa Khớp (Rheumatologist) càng sớm càng tốt. Bệnh nhân sẽ được làm cácxét nghiệm và thăm dò cần thiết để chẩn đoán xác định, để đánh giá tình trạng bệnh, đểtiên lượng bệnh và chọn lựa một chiến lược điều trị phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Các xét nghiệm và thăm dò cần thiết: • Tốc độ máu lắng (ESR) và/hoặc C-Reactive Protein (CRP) • Yếu tố dạng thấp (Rheumatoid Factor – RF) • X quang khớp bị tổn thương (đặc biệt hai bàn tay) • Đánh giá chức năng khớp • Đánh giá sức khỏe chung và khả năng làm việc của người bệnh Các đầu tư nghiên cứu: - Các mục tiêu nghiên cứu nhằm: xác định chẩn đoán, mô tả mọi biểu hiệnngoài khớp và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng. - Cần chẩn đoán với nhiều bệnh lý viêm khớp mãn tính nhưng không phải làVKDT: • Nhóm bệnh viêm khớp liên quan đến cột sống có huyết thanh chẩn đoánâm tính, bao gồm: Viêm khớp vẩy nến (Psoriatic Arthritis), Viêm cột sống dính khớp(Ankylosing Spondylitis), Viêm khớp phản ứng (Reactive Arthritis)… Có đặc điểm :Viêm khớp không đối xứng ở một hoặc nhiều khớp. Thường gặp ở nam giới, tuổi < 40 • Thoái hóa khớp (Osteoarthritis, Arthrosis) • Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythemathosus) - Áp dụng và đánh giá hiệu quả lâm sàng của các biện pháp điều trị, đặc biệtcác biện pháp sinh học và không sinh học mới, đơn độc hoặc kết hợp với các điều trịcổ điển. B. Dịch tễ học • Tỷ lệ mắc bệnh chung (Prevalence): 0,5 dân số người lớn • Số người mới mắc bệnh hàng năm (Incidence): 25–30 người/100.000dân/mỗi năm. • Khoảng 50 % bệnh nhân bị ảnh hưởng chức năng nặng nề và bị giảmtuổi thọ • Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là tuổi 30 – 60 • Bệnh gặp nhiều ở nữ, tỷ lệ Nữ/Nam là 3/1. C. Sinh bệnh học Nguyên nhân của bệnh hiện còn chưa được làm rõ, tuy nhiên bệnh được coi làmột bệnh tự miễn khá quan trọng và điển hình ở người. Nhiều bằng chứng cho thấyvai trò quan trọng của các đáp ứng miễn dịch cả dịch thể và miễn dịch qua trung giantế bào, của các cytokines (Interleukine 1, TNF α), các lympho T, yếu tố cơ địa (tuổi,giới, HLA), yếu tố tăng trưởng nội sinh… trong cơ chế bệnh sinh khá phức tạp củabệnh. Để việc điều trị có hiệu quả cần phải nhắm vào một hay nhiều mắt xích cụ thểtrong cơ chế bệnh sinh của bệnh để cắt đứt hoặc khống chế vòng xoắn bệnh lý phứctạp này. Nguyên nhân gây bệnh • Tác nhân gây bệnh: có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưađược xác định chắc chắn. • Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhânlà nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi). • Yếu tố di truyền: VKDT có tính gia đình, có liên quan với khángnguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷlệ này ở cộng đồng chỉ là 30%). • Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệtmỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật. Cơ chế: Tác nhân gây bệnh tác động vào cơ thể có yếu tố cơ địa dễ tiếp nhận bệnh. Cơthể sinh ra kháng thể (IgG) chống lại tác nhân gây bệnh. Sau đó bản thân kháng thểnày lại trở thành tác nhân gây bệnh mới, kích thích cơ thể sinh ra kháng thể khácchống lại nó gọi là tự kháng thể (yếu tố dạng thấp). Kháng thể ban đầu và tự kháng thểvới sự có mặt của bổ thể kết hợp thành phức hợp kháng nguyên – kháng thể (phức hợpmiễn dịch) trong dịch khớp. Các bạch cầu đa nhân và đại thực bào đến để thực bàophức hợp miễn dịch này, đến lượt các tế bào này bị hủy hoại bởi chính các men tiêuthể mà chúng giải phóng ra để tiêu phức hợp miễn dịch. Sự phá hủy của các đại thựcbào và bạch cầu đa nhân giải phóng các men tiêu thể và các chất trung gian gây viêm(mediator viêm). Các chất này gây hủy hoại màng hoạt dịch khớp và thu hút các bạchcầu và đại thực bào mới từ các nơi khác đến làm cho quá trình viêm không đặc hiệukéo dài không dứt, mặc dù tác nhân gây viêm ban đầu không còn phát huy tác dụng. * Một số biểu hiện bệnh sinh cuả viêm khớp dạng thấp: Đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng sự xâm nhập các tế bào T kíchthích kháng nguyên ở màng hoạt dịch gây nên tình trạng viêm mãn tính ...

Tài liệu được xem nhiều: