Danh mục

GIÁO TRÌNH VIÊM MÀNG NÃO MỦ TRẺ EM

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 337.39 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm màng não mủ là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn xảy ra tại não- màng não, là một cấp cứu thường gặp trong nhi khoa và nguy hiểm ở trẻ em cần được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH VIÊM MÀNG NÃO MỦ TRẺ EM VIÊM MÀNG NÃO MỦ TRẺ EM Mục tiêu 1. Xác định được các vi khuẩn thường gặp gây VMNM theo lứa tuổicủa trẻ . 2. Nhận biết được các dấu hiệu cơ năng và thực thể Hội chứng não -màng não trẻ em 3. Phân tích được kết quả của dịch não tũy . 4. Đánh giá, phân loại, chuyển viện được các trường hợp bệnh nghingờ Viêm màng não tại tuyến y tế cơ sở theo chương trình IMCI, và chẩn đoánđược Viêm màng não mủ ở tuyến trên. 5. Ra quyết định điều trị chống phù não, chống co giật, chọn lựa khángsinh thích hợp 6. Theo dõi, phát hiện, chẩn đoán và ra quyết định điều trị được cácbiến chứng sớm và muộn của bệnh VMNM. Hướng dẫn được cách phòng bệnh vàtheo dõi sau khi trẻ ra viện . Viêm màng não mủ là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn xảy ra tạinão- màng não, là một cấp cứu thường gặp trong nhi khoa và nguy hiểm ở trẻ emcần được chẩn đoán và xử trí kịp thời. 1. DỊCH TỄ HỌC - Viêm màng não mủ chiếm 1/3 trường hợp viêm màng não, trên thế giớicũng như ở Việt nam,tỷ lệ mắc bệnh VMNM ở trẻ em vẫn còn khá cao. Theo trungtâm kiểm soát bệnh truyền nhiễm ở Hoa kỳ từ 1981-1991, tỷ lệ bị VMNM hangnăm là 1.1/100.000 dân, ước tính 2.600 trường hợp/năm. Tại Việt Nam, theo Phạmthị Sửu (Viện nhi Hà Nội) từ 1996-1999 có 162 trường hợp, tỷ lệ tử vong 16,9%,tỷ lệ di chứng 7,74%, theo Lê thanh Bình (BVTƯ Huế) từ 1999-2001có 65 trườnghợp, tỷ lệ tử vong 9%, tỷ lệ di chứng 11%, không có sự khác biệt giữa nam và nử,nông thôn bị bệnh cao hơn thành phố, dưới 1 tuổi chiếm 67,7%, nguyên nhân hàngđầu là H .Influenzae 35,3%, thứ đến là não mô cầu 18,4%, phế cầu 9,2%, khôngtìm thấy vi trùng 36,8%. Hiện nay ở Mỹ nhờ chủng ngừa vaccin H .Influenzae nênVMNM chủ yếu là phế cầu và não mô cầu, tần suất phế cầu hằng năm là 1-3/100.000 dân. Tần suất mắc bệnh còn khá phổ biến, tỷ lệ tử vong, các bién chứng và dichứng tâm thần kinhcòn nặng nề do đó bệnh cần được chẩn đoán sớm, xử trí kịpthời và tích cực để hạn chế tử vong các biến chứng và di chứng. 2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH - Các vi khuẩn gây VMNM thay đổi tùy theo từng thời kỳ, tùy theo từngvùng địa lý, từng nước, có khi bùng phát thành dịch nhất là não mô cầu. Tần suấtvi khuẩn gây bệnh còn có thể thay đổi tùy theo lứa tuổi, mùa, thời tiết, tình trạngmiễm dịch, dinh dưỡng, bệnh kèm theo và các yếu tố thuận lợi như chấn thương,viêm tai... Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do liên cầu nhóm B,Listeria monocytogene, trực trùng Gram (-), enterococci, tụ cầu. Đối với trẻ ngoàidiện sơ sinh, trẻ càng nhỏ tần suất gặp Haemophilus influenzae type b càng cao,thứ đến là não mô cầu và phế cầu . 2.1 Tần suất gặp các mầm bệnh gây VMNM theo tuổi Tần suất vi khuẩn gây bệnh VMNM trong diện sơ sinh chủ yếu là các vikhuẩn gram âm, E.coli, liên cầu khuẩn nhóm b, và Listeria monocytogenes, đốivới trẻ ngoài diện sơ sinh, trẻ càng nhỏ thì tần suất mắc Haemophilus influenzaecàng cao, trẻ trên 6 tuổi chủ yếu là phế cầu và não mô cầu. Mầm bệnh < 2 tháng 2 tháng - 6 tuổi > 6 tuổi Haemophilus influenzae 0 - 2% 40 - 60% 5% Neisseria meningitidis 0 - 1% 20 - 30% 25 - 40% Streptococcus pneumoniae 1 - 4% 10 - 30% 40 - 50% E. coli (VK Gram âm) 30 - 50% 1 - 4% 5 - 10% Streptococci 30 - 40% 2 - 5% 1 - 3% Staphylococci 2 - 5% 1 - 2% 5 - 10% Listeria monocytogenes 2 - 10% 1 - 2% 5% Vi khuẩn không xác định 5 - 10% 5 - 10% 5 - 10% 2.2 Theo điều kiện xuất hiện và cơ địa người bệnh 2.2.1 Bệnh tai mủi họng mãn tính - Viêm tai giữa mãn : phế cầu, Haemophilus, VK kỵ khí. - Viêm xoang : phế cầu, Haemophilus, VK kỵ khí, có khi tụ cầu. 2.2.2 Bệnh nhiễm trùng - Viêm phổi : phế cầu. Viêm hô hấp trên : phế cầu, não mô cầu,Haemophilus. - Viêm mô tế bào : liên cầu, tụ cầu. - Áp-xe não : tụ cầu, VK kỵ khí. 2.2.3 Chấn thương đầu - Vỡ sọ kín : phế cầu, liên cầu nhóm A, trực trùng Gram (-). - Vỡ sọ hở hoặc mổ sọ : Tụ cầu vàng, trực trùng Gram (-). 2.2.4 Bệnh tiềm ẩn - Tiểu đường : phế cầu, trực trùng Gram (-), Staphylococcus. - Leucémie : phế cầu, Gram (-). - Trẻ suy dinh dưỡng, điều trị corticoides: M. tuberculosis, Cryptococcus. - Cắt lách : phế cầu, Haemophilus. - Van tim nhân tạo : Staphylococcus aureus hoặc S. epidermidis. 3. CƠ CHẾ BỆNH SINH 3.1 Giải Phẩu Bệnh Phản ứng viêm ở màng nuôi, màng nhện và dịch não tủy làm cho màng nãodày ra, xung quanh các tĩnh mạch, dọc theo chiều cong của não bộ, theo cáckhuyết sâu của các rãnh, quanh tiểu não. Các cấu trúc cạnh màng não cũng có thểcó những thay đổi bệnh lý như viêm tắc tĩnh mạch võ não, ở các độn ...

Tài liệu được xem nhiều: