Danh mục

Giáo trình Viêm nhiễm vùng hàm mặt

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 245.52 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm nhiễm vùng hàm mặt là bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hay gặp hơn cả là các loại viêm nhiễm không đặc hiệu. Bệnh xuất hiện và tiến triển theo mùa, mưa nóng ẩm (xuân - hạ) gặp nhiều hơn, mùa hanh khô (thu - đông) ít gặp hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Viêm nhiễm vùng hàm mặt Viêm nhiễm vùng hàm mặt 1. ĐẠI CƯƠNG • Viêm nhiễm vùng hàm mặt là bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hay gặp hơn cả là các loại viêm nhiễm không đặc hiệu. Bệnh xuất hiện và tiến triển theo mùa, mưa nóng ẩm (xuân - hạ) gặp nhiều hơn, mùa hanh khô (thu - đông) ít gặp hơn. • Vùng hàm mặt có hệ thống mạch máu, thần kinh nuôi dưỡng phong phú, khi bị viêm nhiễm tại chỗ có phản ứng sưng nề nhanh, đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi của cơ thể ngăn cản và chống nhiễm trùng lan tràn. • Vùng hàm mặt liên quan chặt chẽ với sọ não, trực tiếp là nền sọ trước. Mạch máu nuôi dưỡng vùng hàm mặt chủ yếu là các nhánh của động mạch cảnh ngoài nhưng lại có vòng nối với động mạch cảnh trong qua động mạch gốc mắt trong. Cho nên nhiễm trùng vùng hàm mặt dễ lan tràn lên nền sọ gây viêm não, màng não. Đây là biến chứng nặng và rất nguy hiểm, có thể để lại những di chứng rất nặng nề về thần kinh. • Nhiễm trùng vùng hàm mặt tuy không phải là bệnh tối nguy hiểm, nhưng hay có những biến chứng rất nặng nếu không được dự phòng và điều trị tích cực và có hiệu quả. Những biến chứng thường gặp là: o Viêm tấy lan tỏa rộng, tràn mủ xuống thấp, ra sau gây ngạt thở và nhiễm trùng trung thất. o Nhiễm trùng huyết. Trong những năm gần đây, viêm nhiễm trùng vùng hàm mặt có xu hướng giảm cả về số lượng và mức độ nặng của bệnh. Nguyên nhân chủ yếu do được dự phòng tốt và điều trị sớm và tích cực của các tuyến. Mặt khác, do sự ra đời nhiều loại, nhiều thế hệ kháng sinh mới có tác dụng rộng và chống nhiễm trùng mạnh, bệnh nhân tự mua và sử dụng sớm nên đã ngăn chặn được nhiễm trùng lan tràn ở mặt. 2. VIÊM NHIỄM KHÔNG ĐẶC HIỆU VÙNG HÀM MẶT • Viêm nhiễm không đặc hiệu vùng hàm mặt còn gọi là những viêm nhiễm thông thường, do các loại vi khuẩn thông thường gây nên. Vi khuẩn thường gặp trong viêm nhiễm vùng hàm mặt gồm có: o Tụ cầu khuẩn vàng và trắng o Liên cầu khuẩn tán huyết anpha, beta và cả không tan huyết, liên cầu khuẩn gâmm o Trực khuẩn perfringens, clostridium oedematiens, thoi xoắn khuẩn,, o Não mô cầu. • Đây là những loại vi khuẩn có thể gặp ở bất kỳ vết thương nào trên cơ thể. Trong giai đoạn hiện nay, những vi khuẩn này có khả năng kháng thuốc rất mạnh, những loại kháng sinh thông thường ít tác dụng, nên thường phải dùng kháng sinh mạnh và phối hợp các loại kháng sinh mới đạt hiệu quả điều trị. • Đường vào của vi khuẩn trong các loại viêm nhiễm thông thường vùng hàm mặt gồm có: o Qua da: những vết xây sát da do chấn thương, vết thương, nhiễm trùng qua nang chân lông, tuyến bã. o Từ những ổ nhiễm trùng liên quan đến răng và vùng quanh răng. o Qua đường máu: gặp ở những nhiễm trùng sâu trong các cơ quan tổ chức. 2.1. Viêm nhiễm phần mềm vùng hàm mặt. 2.1.1. Nguyên nhân. Có thể chia ra hai loại nguyên nhân chính dẫn đến viêm nhiễm phần mềm vùng hàm mặt. 2.1.1.1. Nguyên nhân do răng • Đây là nguyên nhân chính trong tất cả các viêm nhiễm vùng hàm mặt. o Nhiễm trùng vùng góc hàm dưới do biến chứng mọc răng số 8 (răng khôn). o Các ổ áp xe trong bệnh viêm quanh răng lan tràn vào tổ chức phần mềm vùng quanh xương hàm. o Viêm tủy, viêm quanh cuống (chóp chân răng). 2.1.1.2. Nguyên nhân không do răng. • Do chấn thương, vết thương phần mềm. • Do nhiễm trung nang lông, tuyến bã. • Do viêm hạch bạch huyết áp xe hóa. • Do bội nhiễm các nang vùng dưới hàm: nang giáp móng, nang khe mang. • Do viêm, áp xe hóa tuyến nước bọt, viêm mủ khớp thái dương hàm lan tràn ra tổ chức phần mềm xung quanh. • Do viêm tai xương chũm xuất ngoại, viêm mủ amidal vỡ vào thành họng bên. Tất cả những nguyên nhân trên sẽ gây viêm tấy lan tỏa hoặc áp xe khu trú, đều tạo nên một bệnh cảnh lâm sàng của nhiễm trùng vùng hàm mặt. Những trường hợp do bội nhiễm các khối u, các nang thì hình ảnh lâm sàng của viêm nhiễm trùng sẽ che lấp các triệu chứng của các bệnh chính. 2.1.2. Bệnh cảnh lâm sàng chung. 2.1.2.1. Triệu chứng toàn thân. • Sốt: tùy theo mức độ viêm nhiễm, tùy sức đề kháng và phản ứng của cơ thể mà nhiệt độ từ 38-39oC, có khi lên đến 40oC kèm theo rét run từng cơn. Nếu sốt có kèm theo rét run cần đề phòng có thể bị nhiễm trùng huyết. Sốt kèm theo mạch nhanh, rối loạn nhịp tim. • Thể trạng mệt mỏi đôi khi thần kinh ở trạng thái li bì, biểu hiện của nhiễm trùng nhiễm độc nặng. Nếu có viêm não, màng não, có dấu hiệu màng não (+), rối loạn ý thức không thường xuyên, dần dần đi vào hôn mê. Độ hôn mê được tính bằng thang điểm Glasgow. • Rối loạn chức năng ăn nhai, nuốt, chủ yếu do đau, có ...

Tài liệu được xem nhiều: