Danh mục

Giáo trình Viết tài liệu khoa học: Phần 2 - Đặng Vũ Bình

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.88 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (44 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp phần 1, nội dung Giáo trình Viết tài liệu khoa học: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Viết đề cương đề tài nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp; nhận xét, đánh giá một bài báo khoa học; Tìm kiếm tài liệu khoa học; Tạo thư viện và quản lý tài liệu tham khảo bằng phần mềm endnote; Trích dẫn và tạo danh mục tài liệu tham khảo bằng phần mềm endnote;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Viết tài liệu khoa học: Phần 2 - Đặng Vũ Bình Phần B THỰC HÀNH Phần thực hành gồm 5 bài với thời gian phân bổ của mỗi bài là 1,5 tiết và được bốtrí thành 3 tiết thực tế. Số lượng các bài thực hành tùy thuộc vào phương thức vàchương trình đào tạo. Bài 1VIẾT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 1.1. Mục đích Rèn luyện sinh viên cách viết đề cương của một đề tài nghiên cứu khi làm khóaluận tốt nghiệp. 1.2. Yêu cầu Sinh viên thảo luận trong từng nhóm, thống nhất các nội dung của đề cương nghiêncứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo của mình, viết và trình bầy đề cương trước lớp,thảo luận để chỉnh sửa đề cương với sự hướng dẫn và đánh giá của giảng viên. 1.3. Tổ chức thực hiện (1) Phân chia các nhóm trong lớp, mỗi nhóm gồm 5 - 10 sinh viên. Các sinh viêntrong nhóm tự tổ chức để thảo luận và hoàn thành một đề cương của đề tài nghiên cứukhóa luận tốt nghiệp với các phần sau: - Tên đề tài - Mở đầu - Tổng quan tài liệu - Vật liệu và phương pháp nghiên cứu - Kế hoạch nghiên cứu (thời gian thực hiện cho từng nội dung) - Dự kiến kết quả, sản phẩm của nghiên cứu - Tài liệu tham khảo - Phụ lục (nếu có). (2) Đề cương được làm một bản in trên khổ giấy A4, dung lượng khoảng 8 - 10trang, khổ chữ 13, khoảng cách dòng: 1.3, lề trên và dưới: 2,5cm, lề trái: 3,5mm, lềphải: 2,0mm, trang bìa in tên khoa, khóa học, tên đề tài, tên các thành viên trong nhóm; (3) Chuẩn bị trên Power Point, cử một đại diện của nhóm trình bày trước lớp (trênPower Point không cần nội dung tổng quan tài liệu), thời gian mỗi đề tài không quá 10 phút. (4) Lớp tham gia ý kiến nhận xét, giảng viên đánh giá và cho điểm từng đề cươngnghiên cứu. 81 Bài 2 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ MỘT BÀI BÁO KHOA HỌC 2.1. Mục đích Rèn luyện sinh viên cách đánh giá nhận xét một báo cáo tổng kết nghiên cứu khoahọc thuộc lĩnh vực chuyên ngành đào tạo của mình. 2.2. Yêu cầu Sinh viên độc lập sưu tầm một bài báo khoa học, viết nhận xét đánh giá từng nộidung và văn phong của bài báo 2.3. Tổ chức thực hiện (1) Mỗi cá nhân tự sưu tầm và photo một bài báo khoa học có chủ đề nghiên cứuthuộc lĩnh vực chuyên ngành đào tạo của mình. Trên cơ sở kiến thức đã được học, viếtnhận xét chi tiết từng phần về nội dung (tên, tóm tắt, từ khóa, mở đầu/đặt vấn đề, vậtliệu và phương pháp nghiên cứu, kết quả và thảo luận, kết luận và tài liệu tham khảo)cũng như văn phong của bài báo đó. (2) Sinh viên nộp cho giảng viên bản viết tay (không dùng vi tính) của từng cánhân với dung lượng từ 2 - 3 trang khổ giấy A4. (3) Giảng viên đánh giá, chấm điểm từng bài của từng cá nhân. Bài 3 TÌM KIẾM TÀI LIỆU KHOA HỌC 3.1. Mục đích Rèn luyện sinh viên cách tìm kiếm tài liệu khoa học về một vấn đề chuyên sâuthuộc chuyên ngành đào tạo của mình. 3.2. Yêu cầu Sinh viên độc lập tìm kiếm tài liệu khoa học về một vấn đề chuyên sâu thuộcchuyên ngành đào tạo của mình trên mạng Internet. 3.3. Tổ chức thực hiện (1) Các nhóm thực hiện bài thực hành này tại phòng máy tính, các máy tính đượckết nối mạng internet. (2) Giảng viên đưa ra vấn đề chuyên sâu cho từng nhóm, thảo luận chung để xácđịnh từ khóa, địa chỉ các trang Web, các nội dung cần tìm kiếm. (3) Từng cá nhân độc lập tìm kiếm, sao chép lại các nội dung tìm kiếm được vàoổ cứng. (4) Giảng viên tổng kết đánh giá kết quả bài thực hành.82 Bài 4 TẠO THƯ VIỆN VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU THAM KHẢO BẰNG PHẦN MỀM ENDNOTE 4.1. Mục đích Rèn luyện sinh viên cách tạo thư viện, tạo cơ sở dữ liệu và quản lý tài liệu thamkhảo đã tìm kiếm được bằng phần mềm EndNote. 4.2. Yêu cầu Sinh viên thực hiện độc lập tạo thư viện, tạo cơ sở dữ liệu và quản lý tài liệutham khảo bằng phần mềm EndNote đối với các tài liệu đã tìm kiếm được từ bài thựchành số 3. 4.3. Tổ chức thực hiện (1) Các nhóm thực hiện bài thực hành này tại phòng máy tính, các máy tính đượccài đặt phần mềm EndNote7 và kết nối mạng internet. (2) Giảng viên hướng dẫn tạo thư viện, tạo cơ sở dữ liệu (nhập trực tiếp thông tincho tài liệu tham khảo mới, nhập thông tin cho tài liệu tham khảo từ file định dạng pdf,sao chép từ cơ sở dữ liệu EndNote khác, tìm kiếm và tải tài liệu tham khảo từ các cơ sởdữ liệu online) và quản lý tài liệu tham khảo (sắp xếp và tạo nhóm tài liệu tham khảo). (3) Từng cá nhân độc lập tạo thư viện, tạo cơ sở dữ liệu và sắp xếp, tạo nhóm cáctài liệu tham khảo trong phần mềm EndNote. (4) Giảng viên tổng kết đánh giá kết quả bài thực hành. ...

Tài liệu được xem nhiều: