Danh mục

Giáo trình Xử lý ảnh bằng photoshop - Trường Trung cấp Tháp Mười

Số trang: 99      Loại file: docx      Dung lượng: 25.12 MB      Lượt xem: 41      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (99 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Xử lý ảnh bằng photoshop - Trường Trung cấp Tháp Mười
Mô tả cơ bản về tài liệu:
Giáo trình "Xử lý ảnh bằng photoshop" được biên soạn nhằm giúp sinh viên sử dụng phần mềm Photoshop để làm việc với môi trường đồ hoạ, chỉnh sửa ảnh cho các ấn phẩm; sử dụng trong các hoạt động như thiết kế trang web, vẽ các loại tranh (matte painting và nhiều thể loại khác), vẽ texture cho các chương trình; sử dụng thành thạo Toolbox trong Photoshop cùng với các thuộc tính của công cụ;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Xử lý ảnh bằng photoshop - Trường Trung cấp Tháp Mười SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI GIÁO TRÌNH XỬ LÝ ẢNH BẰNG PHOTOSHOP Đồng Tháp, năm 2020 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PHOTOSHOP 1.Giới thiệu về Photoshop - Adobe Photoshop là một chương trình xử lí ảnh bitmap chuyên nghiệp; cho phép lắp ghép hình ảnh, phục chế ảnh cũ, tạo ảnh nghệ thuật, hỗ trợ thiết kế web và phục vụ in ấn (poster, catalogue, brochure, leaflet, banner…). Phần mềm này là một công cụ không thể thiếu của các nhiếp ảnh gia, các nhà thiết kế đồ hoạ, thiết kế web và biên tập video. + Ảnh bitmap:được tạo bởi nhiều điểm ảnh gọi là pixel. Pixel được gán cho một địa chỉ và một vị trí màu. Số pixel càng nhiều thì hình ảnh càng rõ nét. + Ảnh vector:được tạo bởi các đoạn thẳng / cong điều chỉnh bằng các vector toán học (nguyên tắc điểm đầu và điểm cuối). Các ảnh đồ họa vector diễn tả hình ảnh bằng hình học không phụ thuộc độ phân giải, khi di chuyển, phóng to , thu nhỏ, thay đổi màu sắc, thêm/ bớt các đoạn cấu tạo… - Độ phân giải của hình ảnh là số điểm ảnh trong 1 inch, thường tính bằng pixel per inch (ppi) (pixels/inch). So sánh độ phân giải của 2 tập tin ảnh bằng cách đếm số lượng điểm ảnh trong 1 inch, tập tin nào có số điểm ảnh lớn hơn thì độ phân giải cao hơn, ảnh rõ nét hơn. - Ngoài ra Adobe Photoshop còn phối hợp rất tốt với các phần mềm khác của hãng Adobe như:  Phần mềm vẽ trang trí và minh họa (illustration software) Adobe Illustrator .  Phần mềm sắp chữ và trình bày (typesetting and layout software) Adobe InDesign  Phần mềm tạo hình ảnh động (animation software) Adobe Flash .  Phần mềm thiết kế trang web (web design software) Adobe Dreamweaver. 2.Khởi động Photoshop Cách 1: Start / Programs / Adobe / Photoshop CS như hình Cách 2: Nhấp đúp lên trên desktop như hình 3.Các thành phần trong màn hình Photoshop 3.1Thanh tiêu đề Là thanh thứ nhất chứa tên chương trình (Application Name Adobe Photoshop) Cực tiểu (Minimize): thu màn hình nhỏ lại trong biểu tượng Adobe Photoshop Cực đại (Maximize) Đóng chương trình (Close) 3.2 Thanh Menu Bar 2 Hình 1.1 Thanh Menu Bar Thanh trình đơn (Menu bar) chứa các trình đơn dropdown (sổ xuống) là thanh thứ hai trên màn hình chứa các trình đơn trong Photoshop. 3.3Thanh Option (Menu Window Option) Hình 1.2 Thanh Option Là thanh thứ ba luôn luôn thay đổi lệnh mỗi khi thay đổi việc chọn công cụ. Thanh này chứa những lệnh hỗ trợ cho công cụ làm việc. Ví dụ: Khi chọn công cụ Rectangular Marquee thì trên thanh này xuất hiện Option Rectangular Marquee. 3.4Chế độ xem ảnh Photoshop cho phép bạn xem hình ảnh từ 0,15% đến 1.600% Sử dụng phím tắt: Để phóng to: Ctrl + (phím +) Để thu nhỏ: Ctrl + (phím -) Nhấn Ctrl + Alt + (phím +) hoặc (phím -) để phóng to thu nhỏ cả hình ảnh và cửa sổ chứa hình ảnh đó. Nhấn Ctrl + Alt + (phím số 0) để đưa hình ảnh về tỉ lệ 100%. Sử dụng công cụ zoom: Để xác định chính xác phần hình ảnh mà muốn phóng to hoặc thu nhỏ: Chọn công cụ Zoom (+) sau đó đặt trỏ công cụ lên trên phần hình ảnh đó và nhấp chuột. Hoặc Ctrl + SpaceBar và drag mouse để phóng to một khu vực. Sử dụng menu lệnh: Nhấp chọn Menu Window > Navigator. Bấm kéo thanh trượt qua trái, phải hoặc nhập thông số cụ thể trong ô giá trị. Hình 1.3 Chế độ xem ảnh 3.5 Thanh công cụ Toolbox 3 3.6 Chế độ cuộn hình ảnh Để cuộn xem hình ảnh mà kích thước hình ảnh lớn hơn cửa sổ hiển thị nó: dùng công cụ Hand (H). Khi đang kích hoạt bất kỳ công cụ nào mà muốn trở về công cụ Hand: ta nhấn phím H hoặc thanh Space bar trên bàn phím. 3.7 Làm việc với cửa sổ Palette Hiển thị các Palette: Menu Window\ tên Palette Giấu các Palette: Menu Window \tên Palette Để mở hoặc giấu các thanh Palette và công cụ: Nhấn phím Tab Để giấu hoặc mở tất cả các thanh Palette (không ảnh hưởng tới hộp công cụ: Nhấn Shift + Tab) Để di chuyển một thanh Palette nào đó ra khỏi nhóm (hoặc trở lại nhóm đó): nhấp chuột vào palette và kéo thanh Palette đó ra khỏi nhóm (hoặc kéo vào trong nhóm). Hình 1.4 Giao diện Photoshop 4 4.Tạo tập tin mới Tạo một tập tin mới với lệnh File | New (ctrl+ N) Hình 1.5 Tạo mới tập tin ảnh Ta nên xác lập các giá trị cho tập tin mới như sau: Name : tên tập tin Width : chiều rộng (đơn vị tính) Height : chiều cao (đơn vị tính) Resolution : độ phân giải (pixel\inch) Mode : chế độ màu Grayscale : thang độ xám RGB color : hệ 3 màu CMYK : hệ 4 màu Contents : nền của tập tin White : màu trắng Background Color : nền mang màu background hiện hành Transparent : nền trong suốt. Image size : kích thước ảnh Save Present :Tạo lưu kích thước đã khai báo trong bảng Document Present 5 Hình 1.6 Tạo lưu kích thước 5.Lưu tập tin Chọn Menu File \ Save hoặc Save as (Shift + Ctrl + S hay Ctrl + S) Xác định đường dẫn để lưu giữ tập tin Save in: chọn ổ đĩa trong vùng nhãn xuất hiện nhiều thư mục bên dưới. File name: đặt tên tập tin Format: chọn đuôi file photoshop *.PSD Chọn nút Save Hình 1.7 File | save -Ta nên lưu thường xuyên trong suốt quá trình làm việc để tránh tình trạng hỏng tập tin khi cósự cố bất ngờ xảy ra như treo máy, cúp điện… -Chọn File > Save for web: Lưu hình ảnh với chức năng tối ưu hóa sử dụn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: