Giáo trình Y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
Số trang: 98
Loại file: pdf
Dung lượng: 3.00 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Y học cổ truyền cung cấp cho người học những kiến thức như: Một số kiến thức cơ bản về đại cương lý luận của y học cổ truyền; Xoa bóp bấm huyệt để chữa một số chứng bệnh hay gặp; Nhận định và đánh giá bệnh nhân bằng phương pháp đông y; Xác định đúng vị trí và châm đúng kỹ thuật một số huyệt đã học;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình MỤC LỤC STT Nội dung Trang PHẦN LÝ THUYẾT Bài 1 Một số kiến thức cơ bản về đại cương lý luận của y học cổ truyền Bài 2 Châm cứu cơ bản Bài 3 60 huyệt cơ bản Bài 4 Xoa bóp bấm huyệt để chữa một số chứng bệnh hay gặp Bài 5 Đánh cảm, xông Bài 6 Thuốc Nam Kiểm tra PHẦN THỰC HÀNH Bài 1 Nhận định và đánh giá bệnh nhân bằng phương pháp đông y Bài 2 Kỹ thuật châm- cứu Bài 3 Xác định đúng vị trí và châm đúng kỹ thuật một số huyệt đã học Bài 4 Xoa bóp bấm huyệt để chữa một số chứng bệnh hay gặp Bài 5 Tập luyện dưỡng sinh Bài 6 Nhận dạng thuốc Nam và sơ chế thuốc Nam Bài 7 Kỹ thuật sắc thuốc Bài 8 Kỹ thuật tán thuốc Bài 9 Kỹ thuật làm viên hoàn Bài 10 Kỹ thuật điều chế rượu thuốc Kiểm tra 2 PHẦN LÝ THUYẾT Bài 1: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐẠI CƯƠNG LÝ LUẬN CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.1. VỌNG CHẨN (nhìn) 1.1.1 Nhìn thần: Quan sát thần xem bệnh nhân có tỉnh táo, tiếp xúc tốt là thần tốt. Vẻ mặt u uất, ánh mắt lờ đờ, tiếp xúc chậm là thần yếu. 1.1.2. Quan sát màu da: Sắc da đỏ, bệnh nhiệt(sốt cao mê sảng) thuộc tạng tâm, sắc da trắng là bệnh thuộc tạng phế (hô hấp), sắc da xanh thuộc tạng can (đau, thiếu máu), sắc vàng thuộc tạng tỳ (tiêu hóa), sắc đen là bệnh thuộc thận (tiết niệu). 1.1.3. Quan sát lưỡi: - Rêu lưỡi trắng thuộc hàn, rêu lưỡi vàng thuộc nhiệt, rêu lưỡi mỏng bệnh ở biểu, rêu lưỡi dày bệnh ở lý. - Chất lưỡi: chất lưỡi nhạt bệnh hư hàn, chất lưỡi đỏ chứng nhiệt. 1.2. VĂN CHẨN (nghe, ngửi) 1.2.1. Nghe tiếng nói nhỏ yếu là hư chứng, tiếng to là thực chứng. 1.2.2. Ngửi phân và nước tiểu. - Mùi phân tanh loãng: chức năng đường tiêu hóa kém (tỳ hư) - Phân chua hoặc thối khẳn: thực tích, nhiệt. - Nước tiểu rất khai và đục: thấp nhiệt (viêm nhiễm) 1.3. VẤN CHẨN (hỏi bệnh) Ngoài những nội dung hỏi bệnh chung như y học hiện đại, phần hỏi đặc thù của y học cổ truyền gồm: 1.3.1. Hỏi về hàn nhiệt: hỏi xem trong người bệnh nhân thấy nóng hay lạnh, có phát sốt hay không ? 1.3.2. Hỏi về mồ hôi: Hỏi xem trong người bệnh nhân thấy có mồ hôi tự chảy ra (tự hãn) hay ra mồ hôi trộm (đạo hãn). 1.3.3. Hỏi về đau: hỏi về vị trí đau, hỏi về tính chất đau. Đau liên miên do hàn, đau di chuyển do phong, đau ê ẩm vận động khó do thấp. 1.3.4. Hỏi về ăn uống - Không muốn ăn, đày chướng bụng do tỳ hư (bệnh đường tiêu hóa mạn). - Thích ăn thứ mát thuộc chứng nhiệt. - Thích ăn thứ nóng thuộc chứng hàn. 1.3.5. Hỏi về đại tiểu tiện - Đại tiện táo, tiểu tiện vàng: do nhiệt. - Đại tiện lỏng, tiểu tiện trong nhiều: do hàn. 1.3.6. Hỏi về ngủ - Mất ngủ kèm hồi hộp hay mê: tâm huyết hư (suy tim và thiếu máu). - Mất ngủ kèm miệng đắng hôi: thực tích. 1.3.7. Hỏi về kinh nguyệt: Hỏi xem kinh nguyệt có đều không, tính chất (màu sắc, số lượng) của kinh. 1.4. THIẾT CHẨN Chủ yếu là bắt mạch, ngoài ra còn sờ nắn. 1.4.1. Bắt mạch: để biết được vị trí, tính chất mức độ của bệnh. 3 - Vị trí xem mạch: ở động mạch quay cổ tay. - Phương pháp xem: bệnh nhân nằm hoặc ngồi tay để kê lên gối mỏng, thầy thuốc ngồi đối diện với bệnh nhân, tay phải bắt mạch tay trái người bệnh và tay trái bắt mạch tay phải người bệnh. Hình 1.1: Cách bắt mạch của đông y - Có 6 loại mạch chính sau: + Mạch phù: bệnh ở biểu. + Mạch trầm: bệnh ở lý. + Mạch trì (nhịp mạch < 60 l/p): bệnh thuộc hư, hàn. + Mạch sác (nhịp mạch > 80 l/p): bệnh thuộc nhiệt. + Mạch có lực: thuộc chứng thực. + Mạch vô lực: thuộc chứng hư. 1.4.2. Sờ nắn: đánh giá người nóng hay lạnh, da khô hay ẩm, có đau hay không, cơ nhẽo hay chắc, có u hạch hay không? 1.5. BÁT CƯƠNG (phần tự đọc) Bát cương là 8 cương lĩnh chẩn đoán của y học cổ truyền trước tình trạng phức tạp của các triệu chứng bệnh (8 hội chứng chính của bệnh). 1.5.1. Chứng biểu: - Chứng biểu là bệnh còn ở phần ngoài cơ thể như kinh lạc, da, cơ, khớp xương. - Biểu hiện: phát sốt, sợ gió, đau người, sổ mũi hắt hơi, ho, rức đầu, mạch phù. -Ý nghĩa: bệnh mới mắc. 1.5.2. Chứng lý - Biểu hiện: sốt cao, nôn, đau bụng hoặc táo bón hoặc ỉa chảy, đau bụng, chất lưỡi đỏ, mạch trầm. -Ý nghĩa: bệnh đã vào sâu trong cơ thể ở các tạng phủ hay các bệnh nội thương như đau dạ dày, cao huyết áp.v.v… 1.5.3. Chứng hàn: - Biểu hiện: sợ lạnh, thích nóng, miệng nhạt, sắc mặt xanh trắng, chất lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng mạch trì. -Ý nghĩa: chứng hàn do hàn tà hay do dương hư 1.5.4. Chứng nhiệt: - Biểu hiện: sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, tiểu tiện ít và đỏ, rêu l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình MỤC LỤC STT Nội dung Trang PHẦN LÝ THUYẾT Bài 1 Một số kiến thức cơ bản về đại cương lý luận của y học cổ truyền Bài 2 Châm cứu cơ bản Bài 3 60 huyệt cơ bản Bài 4 Xoa bóp bấm huyệt để chữa một số chứng bệnh hay gặp Bài 5 Đánh cảm, xông Bài 6 Thuốc Nam Kiểm tra PHẦN THỰC HÀNH Bài 1 Nhận định và đánh giá bệnh nhân bằng phương pháp đông y Bài 2 Kỹ thuật châm- cứu Bài 3 Xác định đúng vị trí và châm đúng kỹ thuật một số huyệt đã học Bài 4 Xoa bóp bấm huyệt để chữa một số chứng bệnh hay gặp Bài 5 Tập luyện dưỡng sinh Bài 6 Nhận dạng thuốc Nam và sơ chế thuốc Nam Bài 7 Kỹ thuật sắc thuốc Bài 8 Kỹ thuật tán thuốc Bài 9 Kỹ thuật làm viên hoàn Bài 10 Kỹ thuật điều chế rượu thuốc Kiểm tra 2 PHẦN LÝ THUYẾT Bài 1: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐẠI CƯƠNG LÝ LUẬN CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN 1.1. VỌNG CHẨN (nhìn) 1.1.1 Nhìn thần: Quan sát thần xem bệnh nhân có tỉnh táo, tiếp xúc tốt là thần tốt. Vẻ mặt u uất, ánh mắt lờ đờ, tiếp xúc chậm là thần yếu. 1.1.2. Quan sát màu da: Sắc da đỏ, bệnh nhiệt(sốt cao mê sảng) thuộc tạng tâm, sắc da trắng là bệnh thuộc tạng phế (hô hấp), sắc da xanh thuộc tạng can (đau, thiếu máu), sắc vàng thuộc tạng tỳ (tiêu hóa), sắc đen là bệnh thuộc thận (tiết niệu). 1.1.3. Quan sát lưỡi: - Rêu lưỡi trắng thuộc hàn, rêu lưỡi vàng thuộc nhiệt, rêu lưỡi mỏng bệnh ở biểu, rêu lưỡi dày bệnh ở lý. - Chất lưỡi: chất lưỡi nhạt bệnh hư hàn, chất lưỡi đỏ chứng nhiệt. 1.2. VĂN CHẨN (nghe, ngửi) 1.2.1. Nghe tiếng nói nhỏ yếu là hư chứng, tiếng to là thực chứng. 1.2.2. Ngửi phân và nước tiểu. - Mùi phân tanh loãng: chức năng đường tiêu hóa kém (tỳ hư) - Phân chua hoặc thối khẳn: thực tích, nhiệt. - Nước tiểu rất khai và đục: thấp nhiệt (viêm nhiễm) 1.3. VẤN CHẨN (hỏi bệnh) Ngoài những nội dung hỏi bệnh chung như y học hiện đại, phần hỏi đặc thù của y học cổ truyền gồm: 1.3.1. Hỏi về hàn nhiệt: hỏi xem trong người bệnh nhân thấy nóng hay lạnh, có phát sốt hay không ? 1.3.2. Hỏi về mồ hôi: Hỏi xem trong người bệnh nhân thấy có mồ hôi tự chảy ra (tự hãn) hay ra mồ hôi trộm (đạo hãn). 1.3.3. Hỏi về đau: hỏi về vị trí đau, hỏi về tính chất đau. Đau liên miên do hàn, đau di chuyển do phong, đau ê ẩm vận động khó do thấp. 1.3.4. Hỏi về ăn uống - Không muốn ăn, đày chướng bụng do tỳ hư (bệnh đường tiêu hóa mạn). - Thích ăn thứ mát thuộc chứng nhiệt. - Thích ăn thứ nóng thuộc chứng hàn. 1.3.5. Hỏi về đại tiểu tiện - Đại tiện táo, tiểu tiện vàng: do nhiệt. - Đại tiện lỏng, tiểu tiện trong nhiều: do hàn. 1.3.6. Hỏi về ngủ - Mất ngủ kèm hồi hộp hay mê: tâm huyết hư (suy tim và thiếu máu). - Mất ngủ kèm miệng đắng hôi: thực tích. 1.3.7. Hỏi về kinh nguyệt: Hỏi xem kinh nguyệt có đều không, tính chất (màu sắc, số lượng) của kinh. 1.4. THIẾT CHẨN Chủ yếu là bắt mạch, ngoài ra còn sờ nắn. 1.4.1. Bắt mạch: để biết được vị trí, tính chất mức độ của bệnh. 3 - Vị trí xem mạch: ở động mạch quay cổ tay. - Phương pháp xem: bệnh nhân nằm hoặc ngồi tay để kê lên gối mỏng, thầy thuốc ngồi đối diện với bệnh nhân, tay phải bắt mạch tay trái người bệnh và tay trái bắt mạch tay phải người bệnh. Hình 1.1: Cách bắt mạch của đông y - Có 6 loại mạch chính sau: + Mạch phù: bệnh ở biểu. + Mạch trầm: bệnh ở lý. + Mạch trì (nhịp mạch < 60 l/p): bệnh thuộc hư, hàn. + Mạch sác (nhịp mạch > 80 l/p): bệnh thuộc nhiệt. + Mạch có lực: thuộc chứng thực. + Mạch vô lực: thuộc chứng hư. 1.4.2. Sờ nắn: đánh giá người nóng hay lạnh, da khô hay ẩm, có đau hay không, cơ nhẽo hay chắc, có u hạch hay không? 1.5. BÁT CƯƠNG (phần tự đọc) Bát cương là 8 cương lĩnh chẩn đoán của y học cổ truyền trước tình trạng phức tạp của các triệu chứng bệnh (8 hội chứng chính của bệnh). 1.5.1. Chứng biểu: - Chứng biểu là bệnh còn ở phần ngoài cơ thể như kinh lạc, da, cơ, khớp xương. - Biểu hiện: phát sốt, sợ gió, đau người, sổ mũi hắt hơi, ho, rức đầu, mạch phù. -Ý nghĩa: bệnh mới mắc. 1.5.2. Chứng lý - Biểu hiện: sốt cao, nôn, đau bụng hoặc táo bón hoặc ỉa chảy, đau bụng, chất lưỡi đỏ, mạch trầm. -Ý nghĩa: bệnh đã vào sâu trong cơ thể ở các tạng phủ hay các bệnh nội thương như đau dạ dày, cao huyết áp.v.v… 1.5.3. Chứng hàn: - Biểu hiện: sợ lạnh, thích nóng, miệng nhạt, sắc mặt xanh trắng, chất lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng mạch trì. -Ý nghĩa: chứng hàn do hàn tà hay do dương hư 1.5.4. Chứng nhiệt: - Biểu hiện: sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, tiểu tiện ít và đỏ, rêu l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Y học cổ truyền Y học cổ truyền Xoa bóp bấm huyệt Kỹ thuật sắc thuốc Kỹ thuật điều chế rượu thuốc Kỹ thuật làm viên hoànTài liệu liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 281 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 233 0 0 -
6 trang 185 0 0
-
120 trang 175 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 168 0 0 -
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 166 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 153 5 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 127 0 0 -
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 126 0 0 -
97 trang 125 0 0