Danh mục

Giày cao gót - Sức khỏe & sắc đẹp

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.24 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối với phụ nữ, guốc, giày cao gót được coi như là biểu hiện của sự duyên dáng hay sự thanh nhã, hoặc làm cho vóc dáng trở nên “thanh thoáát” hơn. Ngược lại guốc, giày gót bằng có vẻ như “tầm thường” hoặc làm trĩu xuống vóc dáng của người mang... Bàn chân là một trong những bộ phận cơ thể con người dùng đến trước nhất và thường nhất, một dụng cụ sinh - cơ học. Về mặt giới tính, bàn chân được coi như trung tính nhưng lại có ý nghĩa gợi tình mà từ lâu các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giày cao gót - Sức khỏe & sắc đẹp Giày cao gót - Sức khỏe & sắc đẹp Đối với phụ nữ, guốc, giày cao gót được coi như là biểu hiện của sựduyên dáng hay sự thanh nhã, hoặc làm cho vóc dáng trở nên “thanh thoáát”hơn. Ngược lại guốc, giày gót bằng có vẻ như “tầm thường” hoặc làm trĩuxuống vóc dáng của người mang... Bàn chân là một trong những bộ phận cơ thể con người dùng đến trước nhấtvà thường nhất, một dụng cụ sinh - cơ học. Về mặt giới tính, bàn chân được coinhư trung tính nhưng lại có ý nghĩa gợi tình mà từ lâu các nhà tạo mẫu đã biết khaithác triệt để, chẳng thế mà cô bé Lọ lem đã để lại cho vị hoàng tử chiếc giày dalông như một tín hiệu nữ tính hay tình yêu đầy ám dụ… Các chuyên viên chỉnh hình, nhà trị liệu bằng vận động, những nhà giảiphẫu học, cũng như các nhà nghiên cứu y dược khác nhau cũng không phải thờ ơtrước vấn đề khoa học liên quan đến bàn chân và giày dép nhưng trước tiên họ đềucó một âu lo nghề nghiệp là tìm biết hậu quả về y học mà sự mang giày, guốc caogót thường xuyên có thể gây ra cho cơ thể và sự đi đứng. Nói cách khác, họ vốnthường quan tâm đến những cơ chế mà trên đó tất cả cơ thể chúng ta đè lên, sẽhoạt động như thế nào? Bàn chân con người vốn không phải là một cơ phận “ngu đần” như quanniệm dân gian người ta thường nói “ngu như bàn chân”… Thực ra bàn chân là mộtbộ máy rất hoàn hảo mà tạo hóa đã tạo ra cho loài người. Bàn chân với một khungxương phức tạp gồm 28 đốt xương khác nhau và 27 khớp xương. Nó đảm tráchmột chức năng vô cùng căn bản là làm giá đỡ cho sự đi đứng. Bàn chân có rấtnhiều khả năng kỳ diệu. Là một cấu trúc mềm dẻo, dễ uốn, thích ứng dễ dàng vớinhững vị thế gập ghềnh, không đều đặn của mặt đất, là một kho dự trữ có thể tíchtrữ rồi lại giải phóng năng lượng vận động của sự đi đứng, chạy nhảy… Cái khung xương của bàn chân con người là một kiểu mẫu về mặt giảiphẫu, duy nhất trong thiên nhiên. Khối xương cổ chân, ở phía sau, chiếm mình nó,hết phân nửa bàn chân. Phần sau xương cổ chân, là xương gót, ở người dày hơn ởcác loài linh trưởng khác. Nó ăn khớp ở phía trên với xương sên (xương sên ởphần phía trên nữa, lại khớp với xương chân). Tất cả sức nặng và lực của cơ thểđều đè lên xương gót. Phần bàn chân sau, nhất là gót chân, như vậy tạo thành mộthệ thống mà tạo hóa đã nghiên cứu rất chu đáo, để đảm bảo điều hành động lựccủa bước chân và thế cân bằng khi ta đi đứng. Bộ xương bàn chân cũng như các phần da thịt của lòng bàn chân khôngnằm trên một mặt phẳng sát đất mà tạo thành một hình vòm gọi là vòm gan bànchân, lõm từ trước ra sau và từ bên này qua bên kia, tạo bởi những xương gót,xương đốt bàn chân và xương đốt ngón chân. Vì vậy nên bàn chân chỉ tiếp xúc vớimặt đất bình thường ở hai đầu trước và sau và mép ngoài của gan bàn chân thôi.Vòm gan bàn chân về mặt giải phẫu hình học, đã được giải thích theo nhiều cáchbởi nhiều tác giả khác nhau và thường người ta chưa nhất trí với nhau về động lựchọc cấu trúc thực sự của nó. Dù sao thì chính nhờ hệ thống này mà các động vậthai chân, về mặt cơ học có thể giữ cân bằng của mình khi đi đứng, chạy nhảy… Khi chúng ta đứng ở thế bất động, thực ra không bao giờ có sự bất động -sự phân bố những áp suất từ trên xuống gót chân và mũi bàn chân thông qua hệthống xương gân vùng cổ chân. Năm 1971, Jean Lelivevre trong tác phẩm “Bệnh học về chân” cho rằngxương gót chịu 2/3 lực đè từ trên xuống. Nhưng năm 1978, A. Kapandi cho rằngmột bàn chân bình thường không mang giày sẽ chịu đựng 3/5 lực ở phía sau.Emile De Doncker, một phẫu thuật gia người Bỉ cũng cho rằng lực đè từ trên cơthể xuống chân thì phần gót chịu 55% và mũi chân 45%. Đây không phải là nhữngcuộc tranh cãi viễn vông mà chính là để xem những đôi giày của “con người vănminh” có được thiết kế đúng không. Nếu quả đúng là cơ thể đè lên phía sau (gót)nhiều hơn thì điều ấy chứng minh là lâu nay người ta đã làm đúng khi lót cho đếgiày cao hơn từ 1 đến nhiều cm để phân bố lực ép đều xuống bàn chân. Guốc, giày cao gót buộc bàn chân ở vào tư thế hẩy lên và vẹo vào trong(bình thường chúng vẹo ra ngoài) và gan bàn chân bị gập xuống và dĩ nhiên làmcho người mang cao lên như lúc nhón chân. Sau sự kiện này cũng làm cho cơ bađầu (ở mặt sau chân mà phần cuối là gân gót) co lại và làm cho phần gân bị căngthẳng, nếu gót guốc, giày cao hơn mũi quá 5 cm. Chính điều đó đã tạo ra dáng vẻ đẹp hơn cho cặp giò vì làm cho bắp châncó hình thoi no tròn ở giữa. Khi mang guốc, giày cao gót như thế sẽ làm cho góchợp bởi xương chày và xương bàn chân mở rộng ra hơn khi đi chân không hoặcmang giày đế bằng (góc A trong hình 1). Những biến dạng này, dưới cặp mắt củacác đạo diễn, đã biến đổi đôi chân của các nữ diễn viên thành những dụng cụ tạohình gợi cảm… (Các đạo diễn và biên đạo múa còn bắt các diễn viên, người mẫu,khi bước đi, hai bàn chân phải bước trên cùng một đường thẳng (xuyên qua ...

Tài liệu được xem nhiều: