Tôi chú ý đến câu chuyện này khi đọc đoạn cáo phó sau đây trong tờ tạp chí Gentleman s Magazien vào một năm đầu thế kỷ mười chín: "Ngày 26 tháng hai, tại tư gia trong khuôn viên nhà thờ Barchester, ông John Benwell Haynes đáng kính, tiến sĩ Thần học (Doctor of Divinity), 57 tuổi, phó chủ giáo của Sowerbride, mục sư của Pickhill và Candley. Ông đã tốt nghiệp đại học…, Cambridge, được các bạn thâm niên mến mộ vì tài năng và tính cần cù, ngay kỳ tốt nghiệp đầu tiên đã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giếng thở than - phần 13 Ghế ngồi hát thành ca ở nhà thờ Barchester Tôi chú ý đến câu chuyện này khi đọc đoạn cáo phó sau đây trong tờ tạp chíGentleman s Magazien vào một năm đầu thế kỷ mười chín: Ngày 26 tháng hai, tại tư gia trong khuôn viên nhà thờ Barchester, ông John BenwellHaynes đáng kính, tiến sĩ Thần học (Doctor of Divinity), 57 tuổi, phó chủ giáo củaSowerbride, mục sư của Pickhill và Candley. Ông đã tốt nghiệp đại học…, Cambridge,được các bạn thâm niên mến mộ vì tài năng và tính cần cù, ngay kỳ tốt nghiệp đầu tiênđã có tên trong danh sách các sinh viên đỗ đầu về toán. Thành tích Hàn Lâm chẳng baolâu đã đưa ông lên cương vị thành viên ban Giám đốc của trường đại học. Năm 1783ông được nhậm chức giám mục và không lâu sau đó được bạn bè và người bảo trợcủa ông là ngài cố Giám mục đáng kính Lichfield tiến cử lên chức cha phó thườngnhiệm ở Ranxton –Sub-Ashe…Sự thăng chức vùn vụt của ông từ một giáo sĩ đượchưởng lộc thánh lên đến người chỉ huy Ban thánh ca chứng tỏ ông được trân trọng vàtín nhiệm nhờ khả năng xuất sắc của mình. Ông tiếp quản chức Phó chủ giáo sau cáichết đột ngột của Phó chủ giáo Pulteny năm 1810. Những lời tuyên thệ của ông phùhợp tuyệt vời với những nguyên tắc của tôn giáo và nhà thờ mà ông đã tô điểm, đượcthể hiện ở trình độ phi thường, sự tinh tế của một học giả được kết hợp với sựnhuần nhuyễn của Cơ đốc giáo. Không hề mang vẻ nhiệt tình hăm hở, không bạo lựcbè phái, chỉ thấm đượm tinh thần nhân ái trong trẻo, những lời ấy còn khắc sâu mãimãi trong tâm trí người nghe. Ngòi bút của ông đã bảo vệ thành công chế độ giám mục quản lý nhà thờ, một chếđộ mà kẻ viết bài tưởng niệm này cho dù đã dày công nghiên cứu, chỉ có thể xem nhưmột ví dụ của lòng khao khát tự do và một tổ chức có nhiều nét đặc trưng giống vớicác nhà xuất bản thế hệ chúng ta. Thực vậy, những tác phẩm đã xuất bản của ônggồm một bản dịch với lời lẽ linh hoạt tao nhã, cuốn Argonautica [1] của ValeriusFlaccus, một tập Nghị luận về một vài sự kiện xảy ra trong cuộc đời của Joshua doNhà thờ phát hành, ngoài ra là những huấn thị ông đọc tại các cuộc viếng thăm giớităng lữ trong giáo khu nơi ông làm phó chủ giáo. Chúng nổi bật về v.. v..Phong cáchtao nhã, mến khách của những dòng chữ ấy, những đề tài ấy, những người quen biếtông không thể nào quên ngay được. Sự quan tâm của ông đến toà nhà đáng kính oainghiêm, nơi mà bên dưới cái vòm uy nghi của nó, ông lui tới rất đúng giờ để tham dựcác lễ nghi, đặc biệt sự quan tâm đến phần âm nhạc lễ, có thể coi là lòng hiếu hạnhcủa đứa con đối với cha, một sự trái ngược mạnh mẽ đáng mừng với thái độ lãnhđạm, chừng mực mà các quan chức nhà thờ thời đại chúng ta thường hay bày tỏ. Đoạn cuối, khi cho biết tiến sĩ J.Haynes sống độc thân, viết tiếp: Lẽ ra một cuộc đời bình thản và nhân đức như thế phải được kết thúc bằng tuổigià đại thọ và một sự ra đi từ từ, yên ổn. Nhưng tạo hoá thật khôn lường! Cuộc đời luivề ẩn dật sống bình an trong buổi chiều tà của ông tiến sĩ lẽ ra cứ dịu dần để đi đếnchỗ chín muồi, thì lại bị số phận làm cho rối loạn, có thể nói tan hoang, bởi một bikịch vừa bất ngờ vừa kinh hoàng. Sáng ngày 26 tháng hai…. Nhưng có lẽ tôi chưa nói nốt vội, đợi kể cho các bạn nghe những hoàn cảnh dầndắt tôi đến với sự việc, nó xuất phát từ một nguồn khác. Tôi đọc đoạn cáo phó trên hoàn toàn vô tình, cùng nhiều cáp phó khác ở thời kỳ ấy.Nó làm trí óc tôi nảy sinh một sự phán đoán nào đó, tuy nhiên ngoài việc nghĩ vậy ra,giả sử có điều kiện xem xét các hồ sơ của địa phương trong cùng giai đoạn, tôi thì cốnhớ tới tiến sĩ J.Haynes chứ không mất công sức theo dõi trường hợp này làm gì. Số là, gần đây tôi đang lập catalog cho các bản thảo trong thư viện trường đại họctrước đây ông ta làm việc. Sắp hoàn thành xong với các tập sách có đánh số trên cácgiá sách, tôi hỏi thư viện trưởng xem còn quyển sách nào ông cho tôi cần phải đưa vàotài liệu của mình không. Có lẽ không đâu. Nhưng ta cứ đến khu vực bản thảo xem lạicho chắc chắn. Anh có thời gian không? Tôi có thời gian. Thế là chúng tôi đến khubản thảo, đưa hết chúng ra, cuối cùng còn một cái giá trên không có gì hết, mà chỉ cóphần lớn là các lời tuyên thệ, các gói gồm những mẫu giấy rớt, các bài thực tập ởtrường, Cyrus – một thiên trường thi anh hùng ca, chia ra nhiều đoạn (sản phẩm củamột mục sư miền quê nhàn rỗi), các bản luận văn ngắn về toán học của một giáo sưquá cố và nhiều loại khác đã quá quen thuộc đối với tôi. Tôi ghi chép tóm tắt lại. Cuốicùng là một cái hộp thiếc được đem ra phủi bụi đi, trên có dán nhãn đã mờ Giấy tờcủa đức Phó chủ giáo Haynes do chị ông là cô Letitia Haynes đem cho năm 1834. Tôi nhận ra ngay cái tên đã gặp ở đâu đó và xác định rất mau Đây hẳn là phó chủgiáo Haynes người đã kết thúc cuộc đời một cách rất kỳ quặc ở Barchester. Tôi có đọccáo phó đăng trong tờ tạp chí Gentleman s Magazine. Tôi đem cái hộp này về nhà đượckhông? Ông có biết trong đó có gì không? Thư viện trưởn ...