Danh mục

Giỗ trận Đống Đa

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.04 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong tâm thức của người Hà Nội, và chắc không chỉ riêng Hà Nội, sau mấy ngày Tết Nguyên Đán là đến ngày Giỗ Trận Đống Đa. “ Giỗ ” là “ lễ tưởng nhớ người đã chết hàng năm vào dịp ngày chết ” [theo định nghĩa của Từ Điển Tiếng Việt]. Vậy thì ngày này ai chết đây và ai giỗ họ đây ? Người chết là quân xâm lược nhà Thanh. Người làm giỗ cho họ là những người làm nên chiến thắng thần tốc năm Kỷ Dậu [1789]. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giỗ trận Đống Đa Giỗ trận Đống ĐaTrong tâm thức của người Hà Nội, và chắc không chỉ riêng Hà Nội, sau mấy ngàyTết Nguyên Đán là đến ngày Giỗ Trận Đống Đa. “ Giỗ ” là “ lễ tưởng nhớ ngườiđã chết hàng năm vào dịp ngày chết ” [theo định nghĩa của Từ Điển Tiếng Việt].Vậy thì ngày này ai chết đây và ai giỗ họ đây ?Người chết là quân xâm lược nhà Thanh. Người làm giỗ cho họ là những ngườilàm nên chiến thắng thần tốc năm Kỷ Dậu [1789]. Việt Nam Sử Lược của TrầnTrọng Kim chép : “ Hội quân ở núi Tam Điệp ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân[1788], vua Quang Trung nói với ba quân : Chúng nó sang phen này là mua cáichết đó thôi. Ta ra chuyến này thân coi việc quân đánh giữ, đã định mẹo rối, đuổiquân Tàu về chẳng qua chỉ trong mươi ngày là xong việc. Nhưng chỉ nghĩ chúnglà nước lớn gấp mười lần nước ta, sau khi chúng thua một trận rồi tất chúng lấylàm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hạinhiều, ta sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận n ày, ta phải nhờ Thì Nhiệm dùng lời nóicho khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Đợi mươi năm nữa, nước ta dưỡng đượcsức phú cường rồi, thì ta không cần phải sợ chúng nữa ”. iThế rồi, đêm 30 tháng Chạp đánh diệt căn cứ Gián Khẩu, bức hàng căn cứ Hà Hồi.Đêm mồng 4 Tết, bao vây căn cứ chiến lược của giặc ở Ngọc Hồi, đợi cánh quâncủa đô đốc Long bất ngờ tập kích căn cứ Khương Thượng, hàng vạn lính bỏ mạng,chủ tướng Sầm Nghi Đống treo cổ tự vẫn, sáng mồng 5 Tết Kỷ Dậu, Quang Trungtổng tấn công Ngọc Hồi. Quân Thanh bị động, thua chết h àng vạn, phần lớn cáctướng bị giết. Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc áo giáp lên ngựa tháo chạy, vượt quasông Nhị Hà rồi hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều,khiến dòng sông bị nghẽn dòng chảy. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung tiến vàothành Thăng Long sớm hơn dự kiến một ngày !Hàng vạn xác quân Thanh nằm ngổn ngang, quân dân Thăng Long và vùng phụcận thu dọn chiến trường đã chôn cất thành 13 gò đống lớn, có đa mọc um tùmnên gọi là gò Đống Đa. Việt Nam Sử Lược lại chép tỉ mỉ : “ Về sau bọn khách trúở Thăng Long làm cái đền thờ Sầm Nghi Đống ở ngõ Sầm Công, sau Hàng Buồm,nữ sĩ Hồ Xuân Hương có vịnh bài tuyệt cú rằng : Ghé mắt trông ngang thấy bảngtreo, Kìa đền Thái thú đứng cheo leo. Ví đây đổi phận làm trai được, Thì sự anhhùng há bấy nhiêu ”. iiThế đấy, cái ngõ Sầm Công vẫn còn đấy, chứ không đập bỏ đi, biểu thị một tấmlòng khoan dung độ lượng của một dân tộc vốn từng hứng chịu bao tai hoạ do bọncướp nước và lũ bán nước gây nên. Và rồi nụ cười của Bà Chúa thơ nôm khi tìnhcờ “ ghé mắt trông theo thấy đền thờ tên tướng xâm lược vẫn được gọi là “ đềnThái Thú do đồng hương của y dựng lên, cũng chỉ là sự bỡn cợt cho một đấng nam nhi thất trận, mà không thèm luận tội xâm lược cướp nước của y để biểu tỏthù hận ! Đây không là một ngẫu nhiên tình cờ, mà là một ứng xử nhất quán củaông cha ta trong lịch sử. Hãy đọc lại Đại Việt Thông Sử, Lê Quý Đôn chép lời LêLợi : “ Việc dùng binh cốt lấy bảo toàn cả nước làm trên hết [toàn quốc vithượng]. Nay ta đã cho bọn Vương Thông trở về nói với vua Minh, trả lại đất đaicho ta, không xâm lấn bờ cõi ta, đó là điều ta không cần gì hơn thế nữa. Hà tấtphải giết hết bọn chúng để gây oán với nước lớn làm gì ”. iiiChùa BộcXin được gợi thêm một sự kiện về một ngôi chùa có mối liên hệ với những sự kiệnnói trên : chùa Bộc. Chùa được xây dựng vào thế kỷ XI, thuộc trại Kh ươngThượng, lúc đầu có tên Sùng Phúc tự. Chùa bị cháy vào năm 1789 trong trận Rồnglửa do nghĩa quân Tây Sơn tiến đánh đồn Khương Thượng để tiêu diệt quân xâmlược Mãn Thanh. Sau khi tiêu diệt xong quân xâm lược, vua Quang Trung đã ralệnh cho xây dựng lại chùa Sùng Phúc và đổi tên thành Thiên Phúc tự. Nhưngnhân dân vẫn quen gọi là chùa Bộc. Bộc có nghĩa “ phơi bày ”, nghĩa là ngôi chùađược xây dựng ngay nơi chiến địa mà quân thù chết phơi thây.Dân tộc này biết chiến đấu kiên cường đập tan mọi cuộc xâm lược, mọi mưu machước quỷ của kẻ thù chưa bao giờ dứt bỏ dã tâm xâm lược, biết thường trực nângcao cảnh giác song cũng sẵn sàng quên đi thù hận để vun đắp cho sự thật tâm hoàhiếu, xây đắp cho tình hữu nghị giữa các quốc gia, nhất là với những quốc gia lánggiềng.Quả thật, từ những sự kiện vừa dẫn ra ở trên, cần suy ngẫm về nhận định củaPham Văn Đồng “ một điều vừa rõ ràng không thể chối cãi được, vừa chứa đựngnhiều bí ẩn trong đêm tối của lịch sử mà chúng ta còn phải tiếp tục phát hiện v àphát huy ” ! iv Sự thật lịch sử có lúc mờ lúc tỏ, song dòng chảy lịch sử là bất tận.Dòng cuộn chảy ấy tạo nên sức mạnh bất diệt của một dân tộc. Thế hệ trẻ ViệtNam phải được hiểu kỹ về dòng chảy bất tận đó, phải được tắm mình vào trongdòng chảy lịch sử để tự hào về ông cha mình bao đời kiên cường, bất khuất và linhhoạt, khôn khéo, mềm dẻo “ dĩ bất biến, ứng vạn biến ” trong trường kỳ dựngnước, mở nước và giữ nước để trao lại cho thế hệ hôm nay.Và nếu lịch sử là một nhân tố mà thiếu nó, thì không một ý thức dân tộc nào có thểđứng vững được, thì thường xuyên ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của ông chata là một đòi hỏi của sự phát triển đất nước. Một khi mà ý thức dân tộc bị phôipha, bị che lấp bởi nhiều lực hút khác thì đó là báo hiệu của sự suy tàn của mộtquốc gia. Sẽ không thể có sự phát triển bền vững của đất nước nếu thế hệ trẻ ViệtNam hôm nay không biết rõ hành trình ông cha mình đã đi qua, về những giá trị đãđược hun đúc, cội nguồn sức mạnh vô tận và là điểm tựa vững chắc cho sự nghiệpdựng nước và giữ nước.Chiến thắng thần tốc đập tan mấy chục vạn quân xâm lược nhà Thanh nói lên thiêntài quân sự của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, đó là một sự thật lịch sử cósức ngân vang mãnh liệt trong tâm hồn Việt Nam. Đồng thời, nếu ngẫm nghĩ thậtkỹ, đấy cũng chính là sự bứt phá trong sự vận động tự thân của sức sông dân tộcđưa đến những hợp trội kỳ diệu trong dòng chảy của lịch sử. Cần nhớ rằng, thờiđoạn lịch sử thời Lê M ...

Tài liệu được xem nhiều: