Danh mục

Giới thiệu các kỹ thuật ghi nhớ (Phần 3)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 298.90 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu 'giới thiệu các kỹ thuật ghi nhớ (phần 3)', kỹ năng mềm, kỹ năng tư duy phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giới thiệu các kỹ thuật ghi nhớ (Phần 3) Giới thiệu các kỹ thuật ghi nhớ (Phần 3) Bài 8: Sử dụng các bản đồ khái niệm và các bản đồ kí ức để ghi nhớ những thông tin có cấu trúc I. Sử dụng các bản đồ khái niệm và các bản đồ kí ức để ghi nhớ những thông tin có cấu trúc Làm thế nào để sử dụng công cụ? Về mặt hình thức, các bản đồ kí ức không phải là những phương pháp ghi nhớ. Tuy nhiên chúng thực sự giúp bạn trình bày cấu trúc của một chủ đề theo một “hình thức” sáng sủa để bạn có thể ghi nhớ dễ dàng. Bạn sẽ có thể thúc đẩy bản thân ghi nhớ những thông tin được mã hóa bên trong hình thức bằng cách nghĩ đến nó. Việc này thậm chí còn trở nên dễ dàng hơn nếu bạn mã hóa thông tin bằng những hình ảnh nổi bật. Hãy đọc bài giới thiệu để biết làm thế nào để thông tin trở nên dễ nhớ. II. Những bản đồ kí ức (Mind Map) - Một công cụ mạnh để ghi chú Làm thế nào để sử dụng công cụ? Lập bản đồ kí ức là một phương pháp quan trọng giúp cải thiện việc ghi chú, đồng thời hỗ trợ và tăng cường khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Bằng việc sử dụng những bản đồ kí ức bạn sẽ có thể nhanh chóng nhận biết và hiểu cấu trúc của một vấn đề, cách mà các thông tin rời lại tương thích với nhau, cũng như ghi lại những sự kiện thô giống như những kiểu ghi chú thông thường. Hơn nữa, cấu trúc của những bản đồ kí ức có tác dụng khuyến khích việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Những bản đồ này còn lưu giữ thông tin theo một hình thức mà sẽ giúp bạn ghi nhớ dễ dàng và hồi tưởng nhanh chóng. Được phổ biến bởi Tony Buzan, những bản đồ kí ức đã loại bỏ những kiểu ghi chú có dạng danh sách truyền thống. Chúng làm đươc điều này là nhờ một cấu trúc 2 chiều. Một bản đồ kí ức tốt thể hiện “hình thức” của vấn đề, sự quan trọng tương đối của từng ý riêng biệt và cách mà theo đó các sự việc có liên hệ đến nhau. Những bản đồ kí ức thường sử dụng 1 mặt của tờ giấy, chúng súc tích hơn những cách ghi chú thông thường. Điều này giúp bạn tạo nên những sự kết hợp một cách dễ dàng. Nếu tìm ra thêm các thông tin sau khi đã vẽ phần chính của bản đồ kí ức thì bạn có thể dễ dàng bổ sung vào nó mà không bị gián đoạn nhiều. Những bản đồ kí ức cũng hữu dụng để: • Tóm tắt thông tin • Tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau • Nghĩ về những vấn đề phức tạp • Trình bày thông tin theo một hình thức mà thể hiện được cấu trúc chung của vấn đề Chúng rất dễ để hồi tưởng bởi bạn luôn có thể làm mới lại thông tin trong kí ức bằng việc liếc qua. Do vậy chúng cũng là là những cách ghi nhớ hiệu quả. Nhớ hình thức và cấu trúc của một bản đồ kí ức có thể cung cấp cho bạn những gợi ý để nhớ lại những thông tin chứa đựng bên trong. Với các tính chất như thế, những bản đồ kí ức thu hút tâm trí của bạn vào quá trình tiếp thu và liên kết những sự kiện nhiều hơn nhiều so với các phương pháp ghi chú truyền thống. Vẽ những bản đồ kí ức cơ bản Ở dưới đây là một phần nhỏ của một bản đồ kí ức. Bản đồ này thể hiện sự nghiên cứu về các kĩ năng quản lí thời gian: Hình 1 - Một ví dụ về bản đồ kí ức Để ghi chú về một vấn đề bằng một bản đồ kí ức, bạn hãy vẽ nó theo cách sau: 1. Viết tên của chủ đề bạn đang tim hiểu vào giữa tờ giấy và vẽ một vòng tròn quanh nó. Xem hình 1. 2. Khi bạn gặp những phân đoạn hay những tiểu đề của chủ đề (hoặc những sự việc liên quan đến chủ đề), hãy vẽ những đoạn thẳng nối với vòng tròn. Gán nhãn cho các đoạn thẳng này bằng tên của những phân đoạn và tiểu đề. Xem những đoạn thẳng có số 2 trong hình 1. 3. Khi bạn tìm hiểu vấn đề và khám phá ra một tầng thông tin nữa thuộc về những tiểu đề trên (những tiểu đề cấp tiếp theo hoặc những sự việc riêng lẻ), hãy vẽ tầng thông tin này như những đoạn thẳng gắn với những đoạn tiểu đề cấp trên. Xem những đoạn thẳng có số 3 trong hình 1. 4. Cuối cùng, với những sự việc hay những ý riêng lẻ, hãy vẽ những đoạn thẳng nối với đoạn thẳng đề mục thích hợp và gán nhãn cho chúng. Xem những đoạn thẳng có số 4 trong hình 1. Khi bạn gặp những thông tin mới, hãy kết nối chúng vào bản đồ kí ức một cách thích hợp. Một bản đồ kí ức hoàn thiện có thể có rất nhiều đoạn chủ đề chính tỏa ra theo khắp mọi hướng từ trung tâm. Những tiểu đề và những sự việc sẽ rẽ nhánh ra từ các đoạn này, giống như những cành và nhánh cây trên một thân cây. Bạn không cần bận tâm về cấu trúc được tạo ra bởi nó sẽ tự phát triển. Nhớ rằng ý tưởng về việc đánh số “các cấp độ” trong hình 1 chỉ được sử dụng để thể hiện một bản đồ kí ức được tạo ra như thế nào. Tất cả những điều tôi đang thể hiện là những chủ đề chính tỏa ra từ trung tâm, với các tiểu đề cấp thấp hơn và các sự việc rẽ nhánh ra từ đề mục cấp cao hơn. Mặc dù việc lập bản đồ kí ức bằng tay là thích hợp trong nhiều trường hợp, những phần mềm như MindGenius có thể cải thiện việc này bằng cách giúp bạn tạo ra những bản đồ khái niệm (Concept Map) chất lượng cao mà có thể dễ được sửa và phác thảo lại. Cải thiện những bản đồ kí ức của bạn Những bản đồ kí ức của bạn là tài sản riêng của bạn: một khi đã hiểu làm thế nào để ghi chú bằng bản đồ kí ứ ...

Tài liệu được xem nhiều: