Đình Đồng Lạc hiện nằm trong hệ thống kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng trong khu Phố cổ Hà Nội vì vậy trước khi đi vào khảo tả cụ thể di tích, chúng ta tìm hiểu hệ thống kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng trong khu Phố cổ Hà Nội. 1. Vài nét khái quát về hệ thống kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng trong khu
Phố cổ Hà Nội: Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng trong khu Phố cổ rất phong phú; đó là các: đình, đền, chùa... theo kiểu kiến trúc truyền thống của người Việt (hiện còn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giới thiệu giá trị kiến trúc Đình Đồng Lạc - 38 Hành Đào
GIỚI THIỆU GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ĐÌNH
ĐỒNG LẠC - 38 HÀNH ĐÀO
Đình Đồng Lạc hiện nằm trong hệ thống kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng
trong khu Phố cổ Hà Nội vì vậy trước khi đi vào khảo tả cụ thể di tích, chúng ta
tìm hiểu hệ thống kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng trong khu Phố cổ Hà Nội.
1. Vài nét khái quát về hệ thống kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng trong khu
Phố cổ Hà Nội:
Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng trong khu Phố cổ rất phong phú; đó là các: đình,
đền, chùa... theo kiểu kiến trúc truyền thống của người Việt (hiện còn 67 công trình).
Ngoài ra còn có nhà thờ đạo Hồi (quen gọi là chùa Tây Đen). Nhà thờ Tin lành (cạnh
chợ Hàng Da)... các đạo quán người Hoa, chùa Tầu... Các thể loại công trình kiến trúc
này đều có những đặc trưng riêng của mình.
Các di tích thuộc lọại hình này đa số có kết cấu gỗ, mặt bằng kiến trúc theo kiểu
chữ công, chữ tam, chữ quốc,... Bộ khung nhà do các vì gỗ kết cấu thường là theo kiểu
chồng rường giá chiêng, vì kèo, vì vỏ cua. Trên một số kiến trúc gỗ được trạm khắc và
gắn các mảng trang trí đẹp.
Một số di tích đình tổ nghề thì có mặt bằng và kết cấu xây dựng đơn giản hơn.
Mặt bằng tại các di tích này thường ảnh hưởng của hình thức nhà ống hoặc tương tự.
+ Những di tích thờ tổ nghề:
Ngoài hai di tích là đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc - xem hồ sơ) và đình
Trương Thị (50 Hàng Bạc) có bố cục không gian và kết cấu kiến trúc truyền thống, thì
các di tích thờ tổ nghề như đình Hoa Lộc, đình Lò Rèn, đình Tú Thị, đình Hà Vĩ đều
có bố cục mặt bằng đơn giản, kết cấu kiến trúc mang dáng dấp như một kiến trúc dân
dụng, thậm trí được xây hai tầng, với ý thức tôn vinh tổ nghề, đồng thời cũng tận dụng
diện tích để mở mang sản xuất hoặc trao đổi hàng hoá như đình Hoa Lộc, đình Lò
Rèn, đình Tú Thị, đình Kim Ngân, đình Hà Vĩ.
+ Chùa:
Chùa chính có mặt bằng hình chữ “công” với bộ khung nhà bằng gỗ, có
các vì được kết cầu kiểu “chồng rường, giá chiêng”, “vì kèo”, vì ván mê (xem phần V
hồ sơ chùa Cầu Đông); Mặt bằng hình chữ “đinh” với bộ khung nhà làm bằng vật liệu
hiện đại, kết cấu giả các thức truyền thống (xem phần V hồ sơ chùa Thái Cam.
Các kiến trúc phụ bao gồm nhà mẫu, nhà tổ (chùa Thái Cam), hoặc thêm
cả hành lang (chùa Cầu Đông). Có chùa chỉ có kiến trúc chùa chính (chùa Vĩnh Trù).
Chùa nào cũng có tam quan.
Các trang trí trên kiến trúc không nhiều, tập trung ở chùa Cầu Đông và
nhà mẫu chùa Thái Cam. Đề tài trang trí là các linh vật, hoa, lá, quả. Nghệ thuật trang
trí mang phong cách thời Nguyễn.
+ Đình, đền:
Phần lớn không gian trải theo chiều sâu, gồm ba lớp nhà. Những di tích
có phương đình: Đền Bạch Mã, đình Thanh Hà, đền Hoả Thần. Bộ khung nhà đều làm
bằng gỗ, với các bộ vì được kết cấu theo kiểu “chồng rường con nhị”, “chồng rường
hai hàng chân” (đền Bạch Mã, đình Thanh Hà), kiểu “vì kèo” (đình Đức Môn). Trong
một số kiến trúc có vòm “vỏ cua” nối các nếp nhà (đền Bạch Mã, đình Hương Tượng,
đình Đức Môn).
Trang trí trên kiến trúc rất phong phú, đặc biệt tại nhà phương đình. Đề
tài trang trí là các linh vật, văn thực vật, văn triện và tượng nghê trên kiến trúc phương
đình. Những mảng trang trí này mang tính thẩm mỹ cao, đều thuộc nghệ thuật thời
Nguyễn.
+ Hội quán:
Hai hội quán có hai phong cách riêng biệt.
Hội quán Phúc Kiến (40 - Lãn Ông) được xây dựng kết hợp cả hai
phong cách kiến trúc - nghệ thuật Trung Hoa - Việt Nam. Bộ khung nhà cũng được
làm bằng gỗ với các thức vì “chồng rường”, ”, “chồng rường giá chiêng hai hàng
chân”, đặc biệt là hệ “củng tam phương” được sử dụng tại nhà phương đình, hệ thống
dép dỡ hoành vươn dài tại tam quan và nhà phương đình. Đây là một di tích kiến trúc
đẹp, độc đáo (xem hồ sơ phần V hồ sơ hội quán Phúc Kiến).
Trái lại, hội quán Quảng Đông (22 Hàng Buồm) được xây dựng với kiểu
thức, chất liệu khác. Mặt bằng xây dựng lớn bao gồm nhiều nếp nhà tạo thành. Sảnh
chính được làm như kiểu hội trường mang kiểu dáng phương tây. Cung thờ chính có
bộ khung gỗ, nhà được xây cao, vì “thượng giá chiêng hạ kẻ”, các hoạ tiết trang trí
trên kiến trúc mang phong cách nghệ thuật Quảng Đông (Trung Quốc). Hai bên kiến
trúc chính là các kiến trúc phụ cũng có quy mô đồ sộ.
+ Quán:
Được xây dựng trên mặt bằng lớn, kiến trúc kết hợp cả nguyên liệu, kết cấu
hiện đại và nguyên liệu, kết cấu truyền thống. Kiến trúc, trang trí ở đây được tập trung
ở nghi môn, gác chuông (xem phần V hồ sơ di tích quán Huyền Thiên).
2. Khảo tả di tích đình Đồng Lạc:
Đình Đồng Lạc đã bị phá huỷ trong thời gian chiến tranh, bên cạnh đó ngôi
đình cũng đã được tu sửa nhiều lần vì vậy kiến trúc của ngôi đình không còn nguyên
vẹn như thời kỳ đầu xây dựng mà chỉ được nhìn th ...