Danh mục

Giới thiệu IFRS vào chương trình đào tạo ngành kế toán của các trường đại học Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 354.78 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nghiên cứu cách thức đưa IFRS vào Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành kế toán của các trường đại học Việt Nam, thông qua việc tìm hiểu cách thức đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán của một số quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, Hong Kong. Đồng thời, bài viết mô tả thực trạng công tác đào tạo kế toán tại các trường đại học Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải phát để đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán của các trường đại học Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giới thiệu IFRS vào chương trình đào tạo ngành kế toán của các trường đại học Việt Nam n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam GIỚI THIỆU IFRS VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM #TS. Nguyễn Cửu Đỉnh; Ths. Doanh Thị Ngân Hà, Ths. Nguyễn Thị Bích Tuyền Khoa Kế toán – Kiểm toán, Đại học Văn Lang International Financial Report Standards (IFRS) là một bộ các chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế, được phát triển bởi Ủy ban CMKT quốc tế (IASB). Mục tiêu của IFRS là cung cấp bộ khuôn mẫu lý thuyết có tính toàn cầu cho các công ty đại chúng để lập và trình bày BCTC (BCTC). Việt Nam đang trong lộ trình hội nhập về kinh tế quốc tế, định hướng của Chính phủ là sẽ áp dụng IFRS trong thời gian tới. Bài viết này nghiên cứu cách thức đưa IFRS vào Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành kế toán của các trường đại học Việt Nam, thông qua việc tìm hiểu cách thức đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán của một số quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, Hong Kong. Đồng thời, bài viết mô tả thực trạng công tác đào tạo kế toán tại các trường đại học Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải phát để đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán của các trường đại học Việt Nam. Các đề xuất cụ thể là: thay đổi quan điểm tiếp cận và phương pháp dạy-học; hạn chế sự chồng chéo về nội dung các môn học; mục tiêu của mỗi môn học cần được xác định rõ ràng, cụ thể; lồng ghép các học phần IFRS vào CTĐT và bắt đầu giảng dạy cho sinh viên năm thứ 2; tuyên truyền cho sinh viên thấy được lợi ích của việc áp dụng IFRS vào nghề nghiệp. Từ khoá: IFRS, IASB, VAS, trường đại học Việt nam (Vietnam University), chương trình đào tạo ngành kế toán (Accounting curriculum) Giới thiệu Tại Hội thảo: “Kinh nghiệm triển khai IFRS tại các nước đang phát triển” tổ chức ngày 8/3/2016 tại Hà Nội, Ông Hans Hoogervorst - Chủ tịch Ủy ban CMKT Quốc tế (IASB- International Accounting Standards Board) - cho biết: “Trong 10 năm gần đây, các IFRS đã và đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 140 quốc gia, trong đó có 116 quốc gia và hầu hết các doanh nghiệp nội địa của họ yêu cầu áp dụng toàn bộ IFRS. Những quốc gia còn lại cho phép áp dụng IFRS. Tất cả các tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng Ổn định Tài chính Quốc tế (FSB) và Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) đều ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu.” Cũng trong Hội thảo này, ông Đặng Thái Hùng, Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, Bộ Tài chính, phát biểu:“Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, đã khẳng định Việt Nam quyết tâm áp dụng IFRS, đồng thời Luật Kế toán 2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, cũng đã bổ sung “nguyên tắc giá trị hợp lý”. Đó chính là sự chuẩn bị chủ động, cần thiết để áp dụng IFRS của Việt Nam. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế thị trường chuyển đổi, đòi hỏi cần có lộ trình phù hợp để từng bước tiến tới áp dụng hoàn toàn IFRS là các vấn đề rất quan trọng, cần có 247 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam sự tư vấn, hỗ trợ của IASB và chuyên gia của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế.” Như vậy, trong xu thế đổi mới và hội nhập của Việt Nam, việc áp dụng hoàn toàn hoặc cho phép áp dụng IFRS chỉ còn là thời gian, và chắc chắn rằng sau khi Luật Kế toán bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 thì IFRS có thể chính thức được phép áp dụng tại Việt Nam. Vậy, khi áp dụng IFRS, Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được lợi gì? Theo phát biểu của Ông Hans Hoogervorst tại hội thảo trên: “IFRS tạo sự minh bạch, đồng thời giúp nâng cao trách nhiệm giải trình bằng cách giảm bớt lỗ hổng thông tin giữa nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. IFRS còn giúp các doanh nghiệp và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ có một bộ chuẩn mực đáng tin cậy ở phạm vi toàn cầu, được áp dụng cho cả các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi. IFRS làm chi phí sử dụng vốn thấp hơn và giúp giảm thiểu chi phí báo cáo”. Cũng tại hội thảo này, bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam, chia sẻ: “Trong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, thông qua áp dụng IFRS, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng có thể được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế, ví dụ như tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững, phát triển đội ngũ nhân sự kiểm toán,...” Như vậy, khi IFRS được áp dụng, Việt Nam phải chủ động chuẩn bị các nguồn lực để triển khai thực hiện mới có hiệu quả, nhưng trong nhiều yếu tố tác động đến việc thực thi, chúng tôi cho rằng yếu tố con người là vô cùng quan trọng, từ sự nhận thức cho đến kiến thức và năng lực chuyên môn về IFRS đều phải thông qua quá trình phổ biến và đào tạo của Chính phủ, của các tổ chức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán, và đặc biệt là các trường đại học có đào tạo ngành kế toán. Việc chuẩn bị một lực lượng lao động trẻ có kiến thức và kỹ năng vận dụng IFRS là nhiệm vụ của các trường đại học và cao đẳng có đào tạo ngành kế toán đang hoạt động tại Việt Nam. Từ trước đến nay, các môn học kế toán tài chính trong CTĐT ngành kế toán của các trường đại học phần lớn chỉ giảng dạy CMKT Việt Nam. Mặc dù VAS được soạn thảo trên nền tảng của CMKT quốc tế, nhưng khả năng hoà hợp quốc tế của VAS còn nhiều hạn chế. Vậy khi IFRS được phép áp dụng tại Việt Nam, các đơn vị đào tạo sẽ tiếp cận như thế nào? Cách thức triển khai để giới thiệu các khái niệm, nội dung IFRS trong CTĐT của ngành kế toán như thế nào? Đây cũng chính là mục tiêu của bài viết này nhằm đề xuất cách thức để đưa các IFRS vào CTĐT của các trường đại học thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm từ các quốc gia khác trên thế giới. Kinh nghiệm đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán của một s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: