Danh mục

Giới thiệu lịch sử phát triển nhân trắc học và các nghiên cứu ở Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.59 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày nhân trắc học là môn khoa học ứng dụng dựa trên các số liệu về kích thước, hình dạng và những đặc tính thể trạng khác của cơ thể con người. Nhân trắc học có thể được ứng dụng trong việc thiết kế các sản phẩm công nghiệp trong đó có sản phẩm dệt may. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giới thiệu lịch sử phát triển nhân trắc học và các nghiên cứu ở Việt Nam GIỚI THIỆU LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NHÂN TRẮC HỌC VÀ CÁC NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Minh Châu, Nguyễn Hồng Kim, Lê Ngọc Thủy Tiên, Võ Thị Anh Đào, Nguyễn Vân Anh Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD:ThS. Trần Thị Hồng MỹTÓM TẮTNhân trắc học là một bộ môn khoa học nghiên cứu kích thước con người. Nhân trắc học xuất pháttừ tiếng Hy Lạp ‚nhân‛ có nghĩa là con người, ‚trắc‛ có nghĩa là đo lường. Theo Pheassant, nhântrắc học là môn khoa học ứng dụng dựa trên các số liệu về kích thước, hình dạng và những đặc tínhthể trạng khác của cơ thể con người. Nhân trắc học có thể được ứng dụng trong việc thiết kế cácsản phẩm công nghiệp trong đó có sản phẩm dệt may.Từ khóa: Nhân trắc học, đo lường, kích thước cơ thể, đo đạc, ergonomics.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU NHÂN TRẮC HỌC1.1 Sơ lược lịch sử phát triển nhân trắc học ở Việt NamỞ nước ta nhân trắc học đã được bắt đầu chú ý từ những năm 1930 của thế kỷ trước bằng một sốcông trình nghiên cứu lẻ tẻ về đo đạc một số kích thước như chiều cao, cân nặng và vòng ngực củahọc sinh Hà Nội. Các công trình này chưa vận dụng được thống kê toán học vào việc nhận định kếtquả đo đạc, nên giá trị phần nào bị hạn chế. Trong thời kỳ này, hầu hết các công trình nghiên cứuđều do một bác sĩ người Pháp và người Việt Nam thực hiện tại Ban Nhân học thuộc Viện Viễn đôngbác cổ (École d’ Extrême Orient) và tại Viện Giải phẫu học thuộc Trường Đạihọc Y khoa Hà Nội. Cáckết quả nghiên cứu về kích thước cơ thể người các dân tộc Việt Nam như H’Mông, Êđê, Chàm,Thượng,… đã được đăng rải rác trong 9 tập tạp chí ‚Công trình nghiên cứu của Viện Giải phẫu học,Đại học Y khoa Đông Dương‛ xuất bản năm 1936-1944 do P. Huard làm chủ biên. Cuốn ‚Hình tháihọc người và giải phẩu học mỹ thuật‛ là tác phẩm đầu tiên của Giáo sư, Bác sĩ Đỗ Xuân Hợp – nhàNhân trắc học đầu tiên của Việt Nam, cộng tác với Giáo sư P.Huard xuất bản năm 1942, đã tập hợpđược nhiều công trình nghiên cứu về nhân trắc học trên người Việt Nam.Những công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đóng góp cho việc tìm hiểu các đặc điểm nhân trắchọc và hình thái học của người Việt Nam và cũng góp phần vào việc bước đầu tìm hiểu nguồn gốcdân tộc Việt Nam.Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc (1945-1954), Giáo sư, Bác sĩĐỗ Xuân Hợp đã cùng một số bác sĩ và sinh viên tiến hành những công trình nghiên cứu nhân trắchọc trên thanh niên để phục vụ cho việc tuyển quân và may quân trang, giày, mũ cho bộ đội. 633Từ sau năm 1954 đến nay, do nhu cầu khôi phục và phát triển nền kinh tế, các bộ phận nghiên cứunhân trắc học dần dần được thành lập ở một số Viện nghiên cứu khoa học: Viện Khoa học kỹ thuậtBảo hộ lao động, Viện Khoa học Lao động, Viện Vệ sinh Dịch tễ học, Viện Đo lường Tiêu chuẩn,Viện Khảo sát học,… và các Trường Đạihọc: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm, Đại họcMỹ thuật, Đại học Thể dục thể thao,… để làm nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy. Nhiều đối tượngngười ở hầu hết các lứa tuổi của hầu hết các thành phần được điều tra nghiên cứu. Số kích thước vàthông số đo đạc cho mỗi đối tượng lên đến hàng trăm, các chỉ số thể lực và các thông số sinh họcdần dần được thiết lập. Toán thống kê cũng được vận dụng tối ưu để nhận định và đánh giá kếtquả một cách chính xác hơn.1.2 Các nghiên cứu nhân trắc học ở Việt NamBước đầu sau một thời gian nghiên cứu, đã quy định được một số tiêu chuẩn về thang phân loạicác kích thước cơ thể và các chỉ số thể lực người Việt Nam ở các thành phần làm cơ sở cho một sốngành nghề như quy cách thiết kế máy móc, đóng bàn ghế v.v… và một số quy luật sự phát triểncơ thể người Việt Nam, về đặc điểm các dân tộc Việt Nam cũng đã được nêu ra. Có thể khái quátcác kết quả nghiên cứu nhân trắc theo các hướng chính sau đây: – Các kết quả đi theo hướng tìm hiểu về đặc trưng hình thái, chủng tộc của các cộng đồng người Việt Nam. Những tác giả và tác phẩm tiêu biểu theo hướng này phải kể đến Nguyễn Đình Khoa với hai chuyên khảo: ‚Các dân tộc ở Việt Nam‛ và ‚Nhân chủng học Đông Nam Á‛; Cố Giáo sư Nguyễn Quang Quyền với tác phẩm ‚Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam‛[1]; Những tác giả khác như Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Hưng, Nguyễn Duy, Trịnh Hữu ách… cũng có nhiều đóng góp trong hướng nghiên cứu này. Trong hướng nghiên cứu này, tác phẩm ‚Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam‛ với nội dung tập hợp những công trình nghiên cứu nhân trắc học trong vòng mấy chục năm, mang tính ứng dụng cao, giới thiệu các bước tiến hành nghiên cứu; các mốc đo nhân trắc thông dụng trên cơ thể người, trên xương; các dụng cụ đo đạc và những nội dung cơ bản về toán thống kê, ứng dụng trong nghiên cứu nhân trắc, được xem là một tài liệu quan trọng hướng dẫn cho nhiều nhà nghiên cứu sau này đi vào lĩnh vực nhân trắc học Việt Nam. – Các nghiên cứu nhằm khảo sát đánh giá thể lực, sự tăng trưởng phát triển về hình thái cơ thể được phát triển hơn cả với khá nhiều các tác giả tham gia. Các nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự tăng trưởng, phát triển của trẻ em, thanh thiếu niên mà đại diện là: + Năm 1967 và năm 1972 hai hội nghị hằng số sinh học người Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Giáo sư Nguyễn Tấn Gi Trọng. Hàng trăm công trình nghiên cứu về nhân trắc học đã được tập hợp để báo cáo trong hai hội nghị đó. Cùng với tác phẩm ‚Hằng số sinh học người Việt Nam‛ xuất bản năm 1975 đăng lại các công trình nghiên cứu trong hai hội nghị trên là các mốc đánh dấu một chặng đườn ...

Tài liệu được xem nhiều: