Thông tin tài liệu:
Hệ thống Adobe Connect do Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo gài
đặt và quản lý, có địa chỉ website là http://hop.edu.net.vn. Hiện có nhiều
phòng họp ảo khác nhau, tương ứng phần đuôi của địa chỉ khác nhau. Tại
một thời điểm, tổng số người có thể nối vào hiện nay là 80 concurent user
licenses. Để tham gia một phòng họp hay lớp học, người sử dụng cần biết
địa chỉ phòng họp. Thí dụ: http://hop.edu.net.vn/yenbai là phòng họp đã
được giao cho Sở GD&ĐT Yên Bái toàn quyền quản lý....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giới thiệu phần mềm họp trực tuyến, học ảo, eLearning trực tuyến Adobe Connect
Giới thiệu phần mềm
họp trực tuyến,
học ảo, eLearning trực tuyến
Adobe Connect
Quách Tuấn Ngọc
Cục Công nghệ thông tin
(mới cập nhật 7/2009)
Adobe Connect là hệ thống cho phép thực hiện
a) Họp qua web (web conference),
b) Lớp học ảo (Virtual Classroom),
c) Chia sẻ bài giảng điện tử eLearning để học trực tuyến, tạo cua
học và chương trình học.
Hệ thống Adobe Connect do Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo gài
đặt và quản lý, có địa chỉ website là http://hop.edu.net.vn. Hiện có nhiều
phòng họp ảo khác nhau, tương ứng phần đuôi của địa chỉ khác nhau. Tại
một thời điểm, tổng số người có thể nối vào hiện nay là 80 concurent user
licenses. Để tham gia một phòng họp hay lớp học, người sử dụng cần biết
địa chỉ phòng họp. Thí dụ: http://hop.edu.net.vn/yenbai là phòng họp đã
được giao cho Sở GD&ĐT Yên Bái toàn quyền quản lý.
1. Các tính năng chính
- Phát hình video: người giảng bài
- Phát tiếng (voice, sound)
- Trình chiếu powerpoint
- Trình chiếu chia sẻ màn hình các ứng dụng khác,
- Trình chiếu chia sẻ màn hình windows,
- Cửa sổ trao đổi qua gõ phím (Chatting room)
- Thăm dò dư luận, bỏ phiếu (Polling, Vote)
- Bảng trắng để vẽ, viết …
- Truyền tệp (file transfer)
- Cộng tác, làm việc chung
- Diễn đàn trao đổi
- Kiểm tra kiến thức bằng thi trắc nghiệm
…
2. Ứng dụng của web conference
- Họp giao ban
• giữa Bộ với các Sở,
1
• giữa Sở với các Phòng
• và giữa Phòng với các trường quận/huyện.
Tập huấn phần mềm (có thể chia sẻ màn hình phần mềm cần tập
-
huấn).
Giảng bài từ xa, kể cả trong quan hệ quốc tế.
-
Chia sẻ bài giảng eLearning
-
Bảo vệ luận án.
-
Giao lưu giữa các trường trong và ngoài nước.
-
Quảng cáo giới thiệu sản phẩm.
-
3. Điều kiện sử dụng:
a) Có đường kết nối Internet ADSL.
b) Có webcam nếu bạn muốn hiển thị hình ảnh video
của mình lên cho mọi người nhìn thấy.
c) Có microphone (có thể tích hợp sẵn ở trong
webcam như Logitech Quickcam).
d) Loa máy tính.
e) Được thông báo địa chỉ web để họp (Cục CNTT cấp).
4. Các quyền sử dụng:
a) Host: làm ông chủ, có đầy đủ quyền điều hành.
b) Presenter: Người trình bày, báo cáo viên.
c) User: Người sử dụng, đại biểu, người học.
Người làm host có thể
- Cho phép các thành viên đều là presenter như sau:
- Không cho ai vào nữa (block Incoming Attendees)
- Không cho khách là gust vào (block Guest Attendees), trong
khi các thành viên khác đã đăng ký vẫn được vào.
2
Cục CNTT cấp quyền sử dụng những ai làm host.
Chức năng Create Breakouts: Chia lớp học thành các nhóm nhỏ.
5. Đăng nhập với người sử dụng
Enter as a Guest (Đăng nhập như là khách): Hãy gõ tên cá nhân hoặc
tên cơ quan một cách ngắn gọn. Người sử dụng không cần tên và mật
khẩu.
Enter with your login and password: Khi quý vị đã được Cục CNTT
cấp quyền làm chủ phòng họp (host) thì đăng nhập bằng cách chọn dòng
thứ hai:
Adobe Connect cho phép quản lý đăng nhập:
- Hoặc là vào thẳng
- Hoặc phải được ông chủ phòng họp (host) chấp thuận.
3
Người làm chủ phòng họp có thể đặt chế độ vào thẳng hoặc phải xin
phép mình.
6. Màn hình đầu tiên
Nháy chuột vào đây để kích hoạt webcam.
3 cách bố trí màn hình có sẵn: Sharing, Discussion và Collaboration
Nút chuyển sang chế độ “chuẩn bị bố trí mặt màn hình”.
Nút khóa không cho ai thay đổi bố trí mặt màn hình.
7. Chọn lựa và điều chỉnh âm thanh
Việc điều chỉnh âm thanh là quan trọng nhất vì cuộc họp thành công
hay thất bại, phụ thuộc đầu tiên vào yếu tố âm thanh.
a) Vỉ âm thanh trên máy tính
Kinh nghiệm về thiết bị âm thanh:
- Không nên dùng vỉ âm thanh có sẵn trên máy để bàn vì chất lượng
kém, dễ gây tiếng vọng và nhiễu, ồn.
- Nên dùng vỉ âm thanh của máy tính xách tay có chất lượng tốt hơn.
4
- Tốt nhất nên mua vỉ âm thanh ngoài, có chất lượng rất tốt:
Tham khảo tại địa chỉ:
http://tanquang.vn/estore/scripts/prodList.asp?idCategory=196
(Mua hai loại: vỉ PCI và cắm USB)
b) Điều khiển âm thanh trên màn hình Adobe Connect
chứa các nút điều khiển âm thanh.
Nháy và giữ chuột ở nút này để bật mic phát biểu
(Hold and Talk). Khi nhả chuột ra thì mic không bắt tín hiệu nữa. Khi phát
biểu, mức độ to nhỏ của tín hiệu có thể hiện ở vạch mầu xanh phía dưới.
Trong khi nháy chuột vào nút hình khoá bên cạnh là để bật mic
liên tục, tay không cần giữ chuột khi phát biểu.
Nháy chuột vào nút cho ra hình sau:
Voice off: Tắt hết mic và loa của tất cả mọi người.
Voice on – Multiple Speakers: Mọi người đều có thể nói. Khi này rất
dễ bị rú rít và rất ồn nếu ai cũng nói.
Voice on – One Speaker: Chỉ một người nói.
Nháy chuột phải vào màn hình, sau đó nháy chuột trái vào chữ hiện ra
là Setting để nhìn thấy:
5
Hãy nháy chuột vào nút hình microphone để có hình ảnh sau:
Hãy chọn nguồn tín hiệu âm thanh, ở đây là
Logitech Microphone Pro 4000.
Điều chỉnh Record volume về tối thiểu.
Chọn High volume hay Low volume ? Việc này phụ thuộc vào độ
nhạy mic và chất lượng âm thanh. Nếu bị rú rí ...