Danh mục

GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỸ THUẬT LỚP 1

Số trang: 19      Loại file: doc      Dung lượng: 98.50 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỹ thuật là môn học nghệ thuật, kết quả của nó là CẢM XÚC CÁI ĐẸP (chứ không đơn giản là kỹ thuật). Muốn tạo ra cái đẹp, học sinh phải có CẢM XÚC. Cảm xúc phải xuất phát từ sự rung động của học sinh trước vẽ đẹp của đối tượng cùng với phương pháp giảng dạy hấp dẫn, lôi cuốn của giáo viên. Cảm xúc của học sinh cũng rất khó đánh giá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỸ THUẬT LỚP 1 GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỸ THUẬT LỚP 1. I. Những điểm mới của chương trình Mỹ thuật. Chương trình Mỹ thuật ở Tiểu học năm 2002 có những điểm mới: 1) Cấu trúc: Chương trình chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1: Ở lớp 1, 2, 3 Mỹ thuật cùng Âm nhạc Thủ công gọi là Nghệ thuật nhưng vẫn học riêng tuần 1 tiết. Giai đoạn này HS không có SGK mà có Vở Tập vẽ, GV có sách hướng dẫn giảng dạy (SGV). Giai đoạn 2: Ở lớp 4, 5 Mỹ thuật là môn học độc lập 01 tuần /tiết. Giai đoạn này HS có SGK và Vỡ Tập vẽ, GV có sách hướng dẫn giảng dạy (SGV). 2) Tên loại bài học: - Thay tên một số loại bài học cho phù hợp và rõ nghĩa hơn. - Xem tranh và giới thiệu mỹ thuật thành Thường thức mỹ thuật. - Vẽ tranh đề tài thành Vẽ tranh. - Nặn và tạo dáng thành Tập nặn - tạo dáng tự do. 3) Thời lượng: - Từ 33 tiết/năm lên 35 tiết/năm. 4) Nội dung: a- Chú trọng hơn giáo dục thẩm mỹ: giáo dục cái đẹp và cảm xúc trước cái đẹp. b- Tăng cường thực hành, giảm lý thuyết, mở rộng ứng dụng cụ thể: + Giảm lý thuyết về màu sắc, phương pháp tiến hành bài vẽ. + Các dạng bài tập gắn liền với sinh hoạt, học tập của học sinh và sát với thực tế địa phương. c- Giảm vẽ theo mẫu: giảm số tiết và số đồ vật ở mẫu vẽ. d-Tăng Vẽ tranh và Tập nặn - tạo dáng tự do (xem phân phối chương trình). 5. Đánh giá: 5.1. Xu thế: Theo xu thế chung, môn MT ở tiểu học không đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng thang điểm 10 như trước vì những lí do như sau: - Mỹ thuật là môn học nghệ thuật, kết quả của nó là CẢM XÚC CÁI ĐẸP (chứ không đơn giản là kỹ thuật). Muốn tạo ra cái đẹp, học sinh phải có CẢM XÚC. Cảm xúc phải xuất phát từ sự rung động của học sinh trước vẽ đẹp của đối tượng cùng với phương pháp giảng dạy hấp dẫn, lôi cuốn của giáo viên. Cảm xúc của học sinh cũng rất khó đánh giá. Trong thực tế cho thấy học sinh tiểu học rất thích học MT và kết quả học tập của các em rất khả quan. Cụ thể là đa số học sinh rất hồ hởi, phấn khởi học MT và vẽ, nặn đạt yêu cầu, một bộ phận vẽ, nặn đẹp. Song cũng có một số học sinh rất khó thể hiện những cảm xúc, những hiểu biết của mình ra sản phẩm (bài vẽ, bài nặn). Vì thế đánh giá kết quả học MT bằng điểm số ở trên sẽ không khách quan, mới chỉ thấy được phần nổi (những gì thấy ở sản phẩm), chưa thấy được phần chìm (những gì mà học sinh cảm nhận và áp dụng vào sinh hoạt, học tập hàng ngày yêu mến, trân trọng cái đẹp, ăn mặc gọn gàng, trình bày sách vở đẹp…). - Quan điểm về cái đẹp của giáo viên rất khác nhau, hơn nữa nhận thức về nghệ thuật tuổi thơ của giáo viên còn hạn chế. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phần lớn là cảm tính của giáo viên, không phản ánh thực lực của các em. Vì thế cho điểm thang bậc 10 ở môn MT sẽ là không thoả đáng, sẽ ảnh hưởng đến tinh thần học tập của học sinh. 5.2. Mức độ: Đánh giá kết quả học MT của học sinh tiểu học chia làm hai mức độ: a) Hoàn thành. - Những bài đạt trung bình (theo mục tiêu bài học đề ra). - Những bài đạt khá, giỏi (vượt yêu cầu). b) Chưa hoàn thành. - Những bài dưới trung bình: yếu, kém. Trọng tâm và những điểm khó của chương trình MT lớp 1. 1) Trọng tâm. Trọng tâm của chương trình MT nói chung, lớp 1 nói riêng luôn là giáo dục thẩm mỹ cho HS. Như vậy dạy MT ở trường phổ thông là dạy cảm thụ - cảm thụ cái đẹp mới là chủ yếu, không đơn giản chỉ là dạy kỹ thuật (kỹ thuật vẽ). Qua môn MT, HS yêu thích cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp theo ý mình và áp dụng cái đẹp vào sinh hoạt, học tập hàng ngày. Cái đẹp rất cần cho cuộc sống con người, nhưng để hiểu biết cái đẹp phải được giáo dục từ tuổi còn thơ. Dạy MT ở trường phổ thông là góp phần tạo dựng môi trường thẩm mỹ cho xã hội. 2) Những điểm khó: 2.1. Quan niệm, nhận thức chưa rõ, chưa đúng về: - Vị trí, mục đích, nhiệm vụ của môn MT ở trường phổ thông. - Khả năng thể hiện và nghệ thuật trẻ thơ. Vì thế quản lí, chỉ đạo cũng như giảng dạy còn gặp khó khăn, chưa phản ánh đúng năng lực học tập và hoạt động của học sinh đối với môn MT. 2.2. Khả năng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên còn hạn chế. - Chưa hiểu đầy đủ đặc điểm của môn MT và các khái niệm, thuật ngữ của nó. Vì vậy giáo viên thường dạy kỹ thuật vẽ nhiều hơn là dạy cảm thụ. - Chưa tìm ra phương pháp đặc thù của môn MT nên giáo viên thường gò ép theo khuôn mẫu, chưa chú ý đến khả năng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. 2.3. Thiết bị phục vụ cho dạy học MT còn nghèo nàn. - Thiếu mẫu vẽ theo quy chuẩn để vẽ, tranh đẹp để học sinh tham khảo. - Thiếu hình ảnh hướng dẫn học sinh suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo. - Thiếu tài liệu đọc thêm…. Những khó khăn nêu trên không thuộc v ...

Tài liệu được xem nhiều: