Danh mục

Giới, tình dục và sinh sản ở Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 726.29 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Giới, tình dục và sinh sản ở Việt Nam trình bày về vấn đề tình dục, một quá trình xây dựng mang tính xã hội và điều kiện xuất hiện của các vấn đề tình dục ở Việt Nam: điều kiện về dân số với mức sinh giảm và chính trị hóa tình dục cùng sự xuất hiện của các chủ đề tình dục trong các tranh luận xã hội.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giới, tình dục và sinh sản ở Việt Nam1.4. Giới, tình dục và sinh sản ởViệt Nam Catherine Scornet, LPED (Phòng nghiên cứu Dân số, Môi trường vàPháttriển) Ban nghiên cứu hỗn hợp Đại học Aix Marseille vàViệnNghiên cứu Phát triển (Nội dung gỡ băng) Chủ đề về tình dục rất hay được nhắc đến trong các chuyện trò hàng ngày của người Việt Nam: ở văn phòng, ở chợ, quán cơm bình dân, quán cà phê, v.v. Tôi muốn nhấn mạnh các nghiên cứu của Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng về các vấn đề tình dục, nhất là một trong nhiều công trình của các tác giả đã xuất bản năm 2009«Tình dục, chuyện dễ đùa, khó nói». Tiêu đề của cuốn sách này rất rõ ràng để giới thiệu về chủ đề tình dục ở Việt Nam; việc nói đến tình dục theo kiểu đùa cợt cho thấy những mối quan hệ về giới riêng biệt. Trong phần đầu của tham luận, tôi sẽ đưa ra cơ sở lý luận, các vấn đề đặt ra và một số giả thuyết trong các nghiên cứu hiện nay của tôi. Ở phần tiếp theo, tôi sẽ bàn đến các điều kiện để cho các vấn đề về tình dục xuất hiện trong các trao đổi thảo luận ở Việt Nam: điều kiện về dân số với mức sinh giảm và chính trị hóa tình dục; sự xuất hiện của chủ đề tình dục trong các tranh luận xã hội. Các vấn đề tình dục đã xuất hiện trở lại ở Việt Nam trong bối cảnh nào? Chúng ta sẽ thấy là các vấn đề này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990, có liên quan đến các vấn đề về y tế. Ở phần cuối, tôi sẽ giới thiệu một vài kết quả nghiên cứu của tôi. 1.4.1. Tình dục, một quá trình xây dựng mang tính xã hội Trước tên, tôi xin được nhắc đến Michel Foucault và tác phẩm Lịch sử tình dục (Histoire de la sexualité) (Foucault, 1976), trong đó cho rằng tình dục không phải là một chức năng sinh lý có ý nghĩa bất biến: tình dục đáp ứng một tiến trình xã hội chứ không phải các yếu tố sinh học. Tình dục không phải tự nhiên mà có, nó là một sản phẩm của lịch sử. Như vậy, những giới hạn của cái được coi là tình dục thay đổi khác nhau giữa các xã hội và ngay trong lòng mỗi xã hội. Xã hội học tình dục là một công việc được thực hiện nhằm xác định bối cảnh văn hóa xã hội để xác lập các quan hệ giữa các hiện tượng tình dục và các tiến trình xã hội khác; cái mà chúng ta có thể gọi là «quá trình xây dựng mang tính xã hội của tình dục». Những phức tạp trong các biến động của tình dục có liên quan đến việc chúng phải được hiểu và phân tích theo những biến động của bối cảnh xã hội, kinh tế và văn hóa. Quá trình xây dựng mang tính xã hội này thực hiện xoay quanh các hành vi tình dục, tương tác giữa các đối tác, cảm xúc, hình ảnh đại diện; các yếu tố này rất đa dạng, tùy thuộc vào các chuẩn mực văn hóa và phụ thuộc vào lịch sử. [116] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD Qua các nghiên cứu thực hiện tại đảo Samoa, nhà nhân học Margaret Mead (1928) là một trong số các tác giả đầu tiên bảo vệ luận thuyết theo đó các yếu tố xã hội tham gia vào quá trình xây dựng tình dục nhiều hơn các yếu tố sinh lý. Tôi cũng muốn nhắc đến Alfred Kinsey (1948, 1953), tác giả này đã chứng minh rằng bản sắc tình dục không phải là bất biến. Ông cũng là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về hành vi tình dục của con người trong những năm 1930, tại Viện nghiên cứu tình dục của trường Đại học Indiana. Ông đã đưa ra khái niệm «hành vi tình dục»theo đó tách bạch hoạt động tình dục và hoạt động sinh sản. Đây là một khái niệm cực kỳ mới vào thời kỳ đầu thế kỷ 20 vì lần đầu tiên tình dục được tách ra khỏi phạm trù sinh sản. Năm 1938, Kinsey thực hiện một cuộc điều tra xã hội học quy mô lớn, kết quả của điều tra được xuất bản thành hai cuốn sách, một về tình dục nam giới, xuất bản năm 1948, và một về tình dục nữ giới, xuất bản năm 1953 (Kinsey, Pomeroy, Martin, 1948 và 1953). Sự sung sướng của phụ nữ được thừa nhận và được tách ra khỏi nghĩa vụ sinh đẻ. Kinsey coi là bình thường những điều mà một số người gọi là «hành vi sai trái» hoặc «hành vi biến thái» và không chấp nhận tách bạch tình dục đồng giới và tình dục khác giới. Ông đề xuất một thang xếp loại gồm bẩy bậc, liên quan đến tất cả các khả năng tình dục trong cuộc đời một cá nhân: bậc 0 liên quan đến những người chỉ quan hệ khác giới và bậc 6 liên quan đến những người chỉ quan hệ đồng giới. Như vậy, một con đường mở ra cho một cái nhìn hoàn toàn mới về tình dục: con đường đa dạng. Theo đó, bậc 2 liên quan đến những người «chủ yếu là quan hệ khác giới, đôi khi có quan hệ đồng giới», bậc 5 là những người «chủ yếu là quan hệ đồng giới, nhưng đã có các quan hệ khác giới», v.v.Như vậy, ông đưa ra ý kiến rằng hoàn toàn có thể có nhiều hành vi quan hệ tình dục đồng giới hay khác giới trong suốt cuộc đời một con người. Trong phần này tôi cũng nhắc đến Anthony Giddens, trong nghiên cứu của mình «Thay đổi sự riêng tư: tình dục, tình yêu và khêu gợi trong các xã hội hiện đại», xuất bản năm 1992, đã nói: «Ý định ban đầu của tôi là tự vấn về tình dục, nhưng dần dần, tôi ngỡ ngàng khi thấy mình viết nhiều đến như vậy về tình yêu cũng như về sự phân biệt giữa nam và nữ» (Giddens, 1992). Ở Việt Nam cũng như nơi khác, những thay đổi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: