Bài viết vận dụng lý thuyết ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật để phân tích, so sánh, đánh giá sự độc đáo, hấp dẫn trong phát huy khả năng diễn đạt của tiếng nói dân tộc như một nét duyên tạo nên phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nói riêng, truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giọng điệu trần thuật - dấu ấn chuyên biệt trong truyện ngắn Nguyễn Công HoanTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 5 GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT - DẤU ẤN CHUYÊN BIỆT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN Nguyễn Thị Huệ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Quận Hoàng Mai - Hà Nội Tóm tắt: Bài viết vận dụng lý thuyết ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật để phân tích, so sánh, đánh giá sự độc đáo, hấp dẫn trong phát huy khả năng diễn đạt của tiếng nói dân tộc như một nét duyên tạo nên phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nói riêng, truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nói chung. Nghiên cứu giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là vấn đề có ý nghĩa lí luận - lịch sử cấp thiết nhằm làm nổi bật những đóng góp quan trọng của nhà văn không chỉ cho nền văn học nước nhà giai đoạn 30-45 mà còn khẳng định những đóng góp quan trọng của dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn này. Từ khoá: Ngôn ngữ, trần thuật, giọng điệu Nhận bài ngày 22.1.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 21.2.2019 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Huệ; Email: huehue1167@gmail.com1. MỞ ĐẦU Trong “ Đời viết văn của tôi”, Nguyễn Công Hoan từng bộc bạch: “Tôi đặt nhiều côngphu vào việc viết truyện ngắn, chứ không phải vào việc viết truyện dài. Tôi chỉ viết truyệndài khi nào tôi lười đi tìm đề tài để viết truyện ngắn”. Ngay lập tức, văn đàn đã coi đó là lờituyên ngôn của Nguyễn Công Hoan và tập trung sự chú ý nhiều hơn vào các truyện ngắncủa ông. Và cũng ngay tại thời điểm những năm 1930-1945, Nguyễn Công Hoan đã là mộttrong năm cây bút có tên tuổi nhất, vững vàng nhất góp phần định hình dòng văn học hiệnthực phê phán. Gần 70 năm đã trôi qua, nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệpvăn chương của Nguyễn Công Hoan đã được thực hiện, công bố rộng rãi, nhưng chưa cómột công trình nghiên cứu riêng nào về giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của nhàvăn. Có thể nói giọng điệu trần thuật được nhà văn sử dụng như một lưỡi dao sắc bén nhằmvạch trần những hỉ, nộ, ái, ố của chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát đương thời, xenlẫn trong đó là tiếng thở dài, đồng cam cộng khổ với tầng lớp dân nghèo và mong muốn,khích lệ họ đứng lên đấu tranh đòi quyền sống. Đây không chỉ là những viên gạch đượcnung nóng, làm thức dậy chủ nghĩa yêu nước trong văn học, mà còn cho thấy sự nhập cuộc- “nhận đường” của nhà văn trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc sau này.6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI2. NỘI DUNG2.1. Giọng điệu tác giả - người trần thuật Giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối vớihiện tượng được miêu tả trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu,tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ca ngợi hay châm biếm… (…). Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ củatác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảmcho người đọc” [1; tr.134]. Giọng điệu thể hiện phong cách, cá tính sáng tạo của nhà văn trong sáng tác. Giọngđiệu gắn với tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật chủ đạo của nhà văn, chi phối giọng điệu trầnthuật của tác giả và hệ thống nhân vật. Tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật của nhà văn càngphong phú thì giọng điệu trong tác phẩm càng đa dạng. Giọng điệu thể hiện thái độ tìnhcảm, tư thế của người nói, do đó có tác dụng rất lớn trong việc tạo dựng hình tượng tác giảtrong nghệ thuật. Có giọng điệu nhiệt huyết hùng hồn; có giọng điệu thâm trầm tinh tế, cógiọng điệu giễu nhại, châm biếm sâu cay… Giọng điệu thường thể hiện ở cách xưng hô, ởcách dùng từ ngữ, ở cấu tạo câu văn dài ngắn, có ít hay nhiều mệnh đề phụ, có ít nhiều lớptừ, cách cấu trúc câu. Theo nhà văn Nga Tuốcghênhép thì cái quan trọng trong tài năngnhà văn và trong bất kỳ tài năng nào chính là việc họ có tạo ra được “tiếng nói của mình”hay không? Các nhà văn, nhà thơ thuộc các trào lưu, trường phái khác nhau cũng có giọng điệukhác nhau. Giọng điệu của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo… trong nhóm “Tự lực vănđoàn” hoàn toàn khác các nhà văn hiện thực như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,Nguyên Hồng… Thế giới quan và các nguyên tắc sáng tạo của các trào lưu, trường phái…là yếu tố chính, song bản thân tài năng, phong cách của các nhà văn cũng tạo nên sự đadạng, khác biệt này. Cùng là nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 30-45, cùng sáng táctruyện ngắn và tiểu thuyết, cùng hướng vào việc miêu tả hiện thực đời sống, song mỗi nhàvăn, trong đó có Nguyễn Công Hoan, đều có sự mới lạ, độc đáo riêng. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đánh dấu một bướccách tân quan trọng, nó đã đạt được sự phức điệu hóa. Ông thường kể theo ...