Giúp bé cảm nhận niềm vui
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 129.08 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần lớn các bé đều cảm thấy vui vẻ khi được cha mẹ mua cho đồ chơi, quần áo hay nhận được những lời khen ngợi, yêu thương. Bạn nên hướng dẫn bé cố gắng gặt hái nhiều hành vi tốt để tìm thấy thêm niềm vui trong cuộc sống. Trước hết, bạn nên giúp bé hiểu rằng, cảm giác vui vẻ không tự nhiên mà có; chẳng hạn, muốn được bạn đưa đi chơi công viên, bé phải ngoan, phải nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô… Nếu bé hư, chắc chắn mọi người sẽ rất buồn. Để...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giúp bé cảm nhận niềm vui Giúp bé cảm nhận niềm vui Phần lớn các bé đều cảm thấy vui vẻ khi được cha mẹ mua cho đồ chơi, quần áo hay nhận được những lời khen ngợi, yêu thương. Bạn nên hướng dẫn bé cố gắng gặt hái nhiều hành vi tốt để tìm thấy thêm niềm vui trong cuộc sống. Trước hết, bạn nên giúp bé hiểu rằng, cảm giác vui vẻ không tự nhiên mà có; chẳng hạn, muốn được bạn đưa đi chơi công viên, bé phải ngoan, phải nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô… Nếu bé hư, chắc chắn mọi người sẽ rất buồn. Để giúp bé gặt hái được nhiều niềm vui trong cuộc sống, bạn có thể tham khảo vài gợi ý sau từ BHG. Khuyến khích bé tự giải quyết khó khăn Bạn không nên cố gắng tháo gỡ mọi vấn đề rắc rối của bé. Chẳng hạn bé không thể cài cúc khi mặc áo hay thường xuyên đi nhầm giày trái với giày phải, bạn vẫn phải làm hộ bé. Hành động này khiến bé có tính cách dựa dẫm, thích ỷ lại và lười biếng hơn. Thay vào đó, bạn nên là người chỉ dẫn hiệu quả bằng cách ở bên cạnh động viên: “Con đi giày như vậy là đúng rồi đó. Con giỏi lắm, mẹ biết là con làm được mà”… Bé sẽ vui vì được mẹ khen ngợi đồng thời bé cũng rất hạnh phúc, hãnh diện vì thấy bản thân mình có ích. Ảnh: GettyImages Chấp nhận khiếm khuyết của bản thân Nếu bé khóc và kể với bạn rằng các bạn ở lớp chê bé “mập” hay bé bỗng thắc mắc: “Vì sao da con đen hơn da của chị?”… bạn nên hướng dẫn để bé hiểu rằng, không có ai hoàn hảo cả và mỗi người có một nét đẹp riêng. Bé có thể tự hào về những đặc điểm riêng của mình. Bạn nên nhấn mạnh với bé rằng, nếu bé ngoan ngoãn và biết nghe lời người lớn, chắc chắn mọi người sẽ yêu thương bé nhiều hơn. Tình huống bé cảm thấy tự ti vì không vẽ đẹp hay chạy nhanh bằng các bạn, bạn cũng nên lý giải để bé hiểu rằng mỗi người có một sở trường riêng, bé có thể không vẽ đẹp nhưng bé lại hát rất hay hoặc khuyến khích bé không ngừng cố gắng vì có thể bé đã không chịu khó học vẽ nên vẽ chưa đẹp. Xây dựng lòng kiên trì cho bé Nhiều bé sẽ bực bội, nản chí khi cha mẹ dạy nhiều lần mà vẫn chưa thể tự mình đi được xe đạp. Bạn có thể chia nhỏ những mục tiêu cụ thể và gợi ý để bé tiến bộ dần dần. Chẳng hạn, bé có thể được khen thưởng nếu hôm nay đạp được một, hai vòng…. Bạn cũng nên động viên, an ủi để bé hiểu, tiếp tục kiên trì, chắc chắn bé sẽ nhanh biết đi xe đạp. Vượt qua tâm lý bi quan Nếu bé buồn vì bị cha mẹ mắng, bị các bạn kéo áo, giật tóc… bạn nên nhanh chóng giúp bé giải tỏa tâm trạng này. Ôm bé vào lòng an ủi và phân tích nguyên nhân bé trở nên như vậy. Tiếp đến, bạn có thể đánh lạc hướng bằng cách đưa bé ra ngoài đi dạo, cho bé xem phim hoạt hình hay tổ chức các trò chơi vui vẻ cho bé. Tâm lý phổ biến ở các bé là cảm giác buồn bã trôi qua rất nhanh nếu bé bị cuốn hút vào một hoạt động nào đó. Tuy vậy, không phải bé sẽ quên nỗi thất vọng mà mình vừa trải qua. Cha mẹ nên hướng dẫn bé cách tự khắc phục với những tình huống này, ví dụ, bé bị mắng vì chạy nhảy làm vỡ cốc, bạn có thể trấn an bé: Lần sau con nên cẩn thận hơn, không được vừa uống nước vừa nô đùa như thế nữa nhé. Bạn cũng có thể giúp bé đối phó với người bạn hay giật tóc của bé bằng cách: Nói với bạn ấy, con bị đau, con không muốn bạn ấy chơi như thế, nếu không, con có thể thưa chuyện này với cô giáo. Phương Thảo
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giúp bé cảm nhận niềm vui Giúp bé cảm nhận niềm vui Phần lớn các bé đều cảm thấy vui vẻ khi được cha mẹ mua cho đồ chơi, quần áo hay nhận được những lời khen ngợi, yêu thương. Bạn nên hướng dẫn bé cố gắng gặt hái nhiều hành vi tốt để tìm thấy thêm niềm vui trong cuộc sống. Trước hết, bạn nên giúp bé hiểu rằng, cảm giác vui vẻ không tự nhiên mà có; chẳng hạn, muốn được bạn đưa đi chơi công viên, bé phải ngoan, phải nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô… Nếu bé hư, chắc chắn mọi người sẽ rất buồn. Để giúp bé gặt hái được nhiều niềm vui trong cuộc sống, bạn có thể tham khảo vài gợi ý sau từ BHG. Khuyến khích bé tự giải quyết khó khăn Bạn không nên cố gắng tháo gỡ mọi vấn đề rắc rối của bé. Chẳng hạn bé không thể cài cúc khi mặc áo hay thường xuyên đi nhầm giày trái với giày phải, bạn vẫn phải làm hộ bé. Hành động này khiến bé có tính cách dựa dẫm, thích ỷ lại và lười biếng hơn. Thay vào đó, bạn nên là người chỉ dẫn hiệu quả bằng cách ở bên cạnh động viên: “Con đi giày như vậy là đúng rồi đó. Con giỏi lắm, mẹ biết là con làm được mà”… Bé sẽ vui vì được mẹ khen ngợi đồng thời bé cũng rất hạnh phúc, hãnh diện vì thấy bản thân mình có ích. Ảnh: GettyImages Chấp nhận khiếm khuyết của bản thân Nếu bé khóc và kể với bạn rằng các bạn ở lớp chê bé “mập” hay bé bỗng thắc mắc: “Vì sao da con đen hơn da của chị?”… bạn nên hướng dẫn để bé hiểu rằng, không có ai hoàn hảo cả và mỗi người có một nét đẹp riêng. Bé có thể tự hào về những đặc điểm riêng của mình. Bạn nên nhấn mạnh với bé rằng, nếu bé ngoan ngoãn và biết nghe lời người lớn, chắc chắn mọi người sẽ yêu thương bé nhiều hơn. Tình huống bé cảm thấy tự ti vì không vẽ đẹp hay chạy nhanh bằng các bạn, bạn cũng nên lý giải để bé hiểu rằng mỗi người có một sở trường riêng, bé có thể không vẽ đẹp nhưng bé lại hát rất hay hoặc khuyến khích bé không ngừng cố gắng vì có thể bé đã không chịu khó học vẽ nên vẽ chưa đẹp. Xây dựng lòng kiên trì cho bé Nhiều bé sẽ bực bội, nản chí khi cha mẹ dạy nhiều lần mà vẫn chưa thể tự mình đi được xe đạp. Bạn có thể chia nhỏ những mục tiêu cụ thể và gợi ý để bé tiến bộ dần dần. Chẳng hạn, bé có thể được khen thưởng nếu hôm nay đạp được một, hai vòng…. Bạn cũng nên động viên, an ủi để bé hiểu, tiếp tục kiên trì, chắc chắn bé sẽ nhanh biết đi xe đạp. Vượt qua tâm lý bi quan Nếu bé buồn vì bị cha mẹ mắng, bị các bạn kéo áo, giật tóc… bạn nên nhanh chóng giúp bé giải tỏa tâm trạng này. Ôm bé vào lòng an ủi và phân tích nguyên nhân bé trở nên như vậy. Tiếp đến, bạn có thể đánh lạc hướng bằng cách đưa bé ra ngoài đi dạo, cho bé xem phim hoạt hình hay tổ chức các trò chơi vui vẻ cho bé. Tâm lý phổ biến ở các bé là cảm giác buồn bã trôi qua rất nhanh nếu bé bị cuốn hút vào một hoạt động nào đó. Tuy vậy, không phải bé sẽ quên nỗi thất vọng mà mình vừa trải qua. Cha mẹ nên hướng dẫn bé cách tự khắc phục với những tình huống này, ví dụ, bé bị mắng vì chạy nhảy làm vỡ cốc, bạn có thể trấn an bé: Lần sau con nên cẩn thận hơn, không được vừa uống nước vừa nô đùa như thế nữa nhé. Bạn cũng có thể giúp bé đối phó với người bạn hay giật tóc của bé bằng cách: Nói với bạn ấy, con bị đau, con không muốn bạn ấy chơi như thế, nếu không, con có thể thưa chuyện này với cô giáo. Phương Thảo
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo dục mầm non kỹ năng mầm non dạy học mầm non kỹ năng làm cha mẹ cách dạy con kiến thức cho cha mẹ giáo dục trẻ mầm non phương pháp dạy trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng cho bé dạy trẻ họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 935 6 0
-
16 trang 529 3 0
-
2 trang 457 6 0
-
3 trang 402 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 282 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 228 0 0 -
8 trang 206 0 0
-
2 trang 191 0 0
-
Những vấn đề lí luận chung của giáo dục học mầm non
210 trang 167 0 0 -
8 trang 161 0 0