Danh mục

Giúp trẻ 1-3 tuổi phát triển vốn từ vựng.

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 195.07 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cha mẹ nên tập cho trẻ nói thường xuyên, đồng thời tạo cơ hội để bé tiếp xúc với nhiều sự vật, hiện tượng, tình huống để tăng vốn từ vựng. Bên cạnh đó, nên đọc sách báo cho bé nghe để giúp hình thành thói quen đọc sách từ nhỏ. Chia sẻ với phụ huynh về kỹ năng dạy nói cho trẻ, thạc sĩ tâm lý
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giúp trẻ 1-3 tuổi phát triển vốn từ vựng.Giúp trẻ 1-3 tuổi phát triển vốn từ vựngCha mẹ nên tập cho trẻ nói thường xuyên, đồng thời tạo cơ hội để bé tiếp xúcvới nhiều sự vật, hiện tượng, tình huống để tăng vốn từ vựng. Bên cạnh đó,nên đọc sách báo cho bé nghe để giúp hình thành thói quen đọc sách từ nhỏ.Chia sẻ với phụ huynh về kỹ năng dạy nói cho trẻ, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minhcho biết, để giúp bé phát triển khả năng nói tốt, cha mẹ cần nắm rõ các giai đoạnphát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1 đến 3 tuổi như sau:1. Hoàn thiện khả năng thông hiểu lời nói của người lớn (nghe hiểu):Ban đầu trẻ chỉ hiểu về tình huống khi chứng kiến tình huống cụ thể đó. Ví dụ trẻhiểu lời nói “đánh trống” khi trẻ nhìn thấy một người đang đánh trống hoặc chínhtrẻ đang cầm dùi đánh vào trống. Theo đó, lời nói “đánh trống” biểu đạt cho toànbộ tình huống này. Trẻ sẽ không thể hiểu lời nói “đánh trống” khi nó tách khỏi tìnhhuống cụ thể.Có thể tóm tắt khả năng thông hiểu của trẻ ở giai đoạn này như sau: Tình huống cụthể + Lời nóín hiệu hành động của trẻ. Nên tập cho trẻ thói quen xem sách từ nhỏ là một cách hiệu quả giúp bé phát triển vốn từ vựngSự kết hợp giữa ngôn ngữ với tình huống cụ thể khi được lặp đi lặp lại nhiều lần,dần dần bé sẽ hiểu được lời nói mà không phụ thuộc vào tình huống cụ thể nữa. Vìthế người lớn có thể dùng lời nói để chỉ dẫn hành động cho các em (yêu cầu bécầm hay lấy một đồ vật nào đó), từ đó giúp trẻ mở rộng giao tiếp với mọi người.Việc nghe và hiểu lời nói vượt ra khỏi tình huống cụ thể là một thành tựu quantrọng của trẻ. Nó giúp bé biết sử dụng ngôn ngữ như là phương tiện cơ bản để nhậnthức thế giới xung quanh.2. Ngôn ngữ tích cựcSau 2 tuổi là thời kỳ phát triển ngôn ngữ. Trẻ không chỉ đòi hỏi biết được tên đồvật, mà còn cố gắng phát ra các âm để gọi tên các đồ vật đó.Vốn từ của trẻ qua từng giai đoạn:- Từ cuối năm thứ 2, các em nói được 300 đến 400 từ. Trẻ lên 2 thường nói ngọng,ngôn ngữ của bé khá khác của người lớn, ví dụ “ăn”, thì nói là “măm”, “thịt” thành“xịt”… Người ta gọi ngôn ngữ đó là ngôn ngữ tự trị. Sở dĩ trẻ nói như thế là donhiều nguyên nhân: Người lớn thích nói vậy khi âu yếm trẻ, do các em nghe khôngchuẩn nên phát âm bị méo tiếng, hoặc do vốn từ của trẻ còn nghèo nàn nên phải tựnghĩ ra một số từ để giao tiếp với người lớn...- Cuối năm thứ ba, trẻ nói được khoảng 1.000 từ.3. Ngữ phápĐể diễn đạt được nguyện vọng của mình cho người lớn hiểu, trẻ phải nắm đượcngữ pháp của tiếng mẹ đẻ. Lúc đầu, trẻ dùng câu một tiếng, ví dụ “măm măm” tứclà “Mẹ cho con ăn”. Sau đó trẻ dùng câu hai tiếng theo mô hình chủ ngữ –vị ngữ,ví dụ “mẹ bế”, “mẹ xúc”, cũng có lúc trẻ nói ngược “bế mẹ”.Đến 3 tuổi, ngôn ngữ tích cực của trẻ phát triển mạnh mẽ, bé rất thích nói và nóisuốt ngày. Thế mới có câu “Trẻ lên 3 cả nhà học nói”. Lúc này, các em đã nói đượcnhững câu dài như “Con khóc vì ba mắng con”, “Ai hư thì không được phiếu béngoan”.Một số lưu ý trong quá trình dạy nói cho trẻ:- Cần dạy trẻ nói đúng và sửa sai cho bé thì ngôn ngữ tự trị sẽ mất đi nhanh chóng.- Gia đình nên tập nói thường xuyên cho trẻ, tạo cơ hội để trẻ tiếp xúc nhiều sự vật,hiện tượng, tình huống để tăng vốn từ vựng.- Nên đọc sách báo cho trẻ nghe, từ đó giúp các em hình thành thói quen thích đọcsách từ nhỏ.

Tài liệu được xem nhiều: